8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động
Lương, tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp 1. Chỉ đạo xây dựng danh mục GTS và tiêu chí đánh giá GTS
cần giáo dục cho HS DTTS trường THCS huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
Mục tiêu của biện pháp
Biện pháp này nhằm xác định danh mục những GTS phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, trình độ học vấn và đặc điểm vùng miền, các tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện GTS, làm cơ sở để tổ chức cho HS rèn luyện, tự đánh giá và cùng là căn cứ để các nhà quản lý đánh giá chất lượng cũng như hiệu quả của hoạt động này.
Nội dung biện pháp
Biện pháp này gồm hai nội dung
- Xác định danh mục GTS cần giáo dục cho HS DTTS - Xây dựng bộtiêu chí đánh giá mức độ thực hiện các GTS
Cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện biện pháp
Nội dung 1 được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Xây dựng bộtiêu chí để lựa chọn các GTS phù hợp
Bước 2. Trên cơ sở bộ tiêu chí, xác định danh mục các GTS cần được giáo dục cho HS DTTS huyện Phú Lương.
Dưới đây là các GTS được cho là phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và trình độ học vấn của HS THCS, cũng như phù hợp với đặc điểm vùng miền huyện Phú Lương:
Bước 3. Tổ chức lấy ý kiến của CBQL, GV, HS, Hội cha mẹ HS, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội ởđịa phương về danh mục các GTS.
Bước 4. Thống nhất trong toàn huyện, quán triệt tới từng HS DTTS, GV, GVCN đểđưa vào kế hoạch năm học.
Biện pháp 2. Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực giáo dục GTS thông qua hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên
* Mục tiêu của biện pháp
Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ GV có trình độ năng lực, có kỹ năng thiết kế chương trình và kỹ năng tổ chức giáo dục GTS cho HS thông qua HĐTN
Giúp giáo viên chủ động, tự tin và tích cực hơn trong việc đổi mới phương pháp dạy về GTS và đảm bảo được yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học. Góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục GTS và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường, như hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp...
* Nội dung và cách thức thực hiện
Xây dựng tài liệu quản lý hoạt động giáo dục GTS cho ban giám hiệu nhà trường, trong đó nêu rõ yêu cầu thực hiện, hướng dẫn quản lý hoạt động GD GTS trong nhà trường.
Ban giám hiệu
Bồi dưỡng đội ngũ GV cốt cán cụ thể là Tổng phụ trách đội và Bí thư Đoàn Thanh niên. Khuyến khích động viên và đầu tư có thể nghiên cứu, lựa chọn các khóa đào tạochuyên môn và tạo điều kiện tối đa về thời gian, kinh phí để các thành viên ban chỉ đạo được tham gia khóa đào tạo giáo dục GTS dài hạn hoặc ngắn hạn các cơ sở GD có uy tín tổ chức. Đảm bảo GV được nâng cao trình độ, được cấp chứng chỉ, để làm nền tảng cho công tác giáo dục GTS sau này tại nhà trường. Họ chính là những hạt nhân có trách nhiệm tiếp tục bồi dưỡng đại trà cho đội ngũ GV, đặc biệt là GV chủ nhiệm, GV dạy GTS.
Duy trì tốt tiết sinh hoạt dưới cờ thứ hai hàng tuần có các lớp tổ chức sinh hoạt theo chủ đề đã được BGH xây dựng kế hoạch thống nhất từ đầu năm.
Tiếp tục cử hai đoàn viên có năng lực và kinh nghiệm tổ chức các hoạt động tập thể để hỗ trợ và duyệt chương trình sinh hoạt dưới cờ cho các lớp thứ năm hàng tuần. Có nhận xét góp ý về nội dung và cách thức thể hiện.
Yêu cầu toàn thể GV chủ nhiệm, GV có tiết 2 đến trường từ đầu giờ, sau khi chào cờ dự đầy đủ tiết sinh dưới cờ theo chủ điểm của học sinh. Cuối giờ rút kinh nghiệm nhanh tại phòng hội đồng những ưu, nhược điểm về nội dung cũng như hình thức thể hiện của HS. Đây chính là cơ hội để các GV rút kinh nghiệm và nâng cao năng lực thiết kế chương trình và kỹ năng tổ chức các h hoạt động tập thể.
Giáo viên
Tiếp cận các nguồn tài liệu hướng dẫn giáo dục GTScủa Bộ Giáo dục và Đào tạo và các nguồn chính thống khác GV thực hiện nghiêm túc chương trình biên soạn, thường xuyên phản hồi để nhà trường điều chỉnh sao cho phù hợp.
Tích cực tham gia chương trình tập huấn do nhà trường tổ chức và các chương trình tập huấn bên ngoài về giáo dục GTS để nâng cao khả năng sử dụng phương pháp giáo dục GTS; có ý thức thay đổi phương pháp GD theo hướng tích cực hóa người học để đảm bảo hiệu quả hoạt động giáo dục GTS; thường xuyên học hỏi từ đồng nghiệp các kinh nghiệm giáo dục GTS cho HS, đặc biệt các kinh nghiệm về phương pháp giáo dục; sử dụng các phương pháp giáo dụctích cực vào thực tế giáo dục GTS một cách thường xuyên.
Ngoài ra, bản thân giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phong phú, sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, luôn tạo cho các em tính chủ động, tích cực hứng thú trong học tập. Trong giờ học, giáo viên cần tạo cơ hội cho các em được thể hiện, được giao tiếp trình bày trước tập thể, nhất là học sinh còn rụt rè, khả năng giao tiếp kém qua đó và tích lũy GTS cho các em.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
Ban giám hiệu quán triệt GV sử dụng các phương pháp giáo dục tích cực và tích hợp giáo dục GTS trong giờ lên lớp và trong các hoạt động, yêu cầu tổ chức trao đổi kinh nghiệm sử dụng phương pháp giáo dục GTS giữa GV trong trường.
Liên hệ mời chuyên gia uy tín về nói chuyên, tập huấn trao đổi kinh nghiệm kinh nghiệm để tăng cường, nâng cao năng lực thiết kế chương trình và kỹ năng tổ chức giáo dục GTS cho GV.
Sau các chương trình sinh hoạt tập thể, Ban Giám hiệu tổ chức GV rút kinh nghiệm để tiếp tục phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế tồn tại trong các chương trình sau.
Có đánh giá tiết sinh hoạt dưới cờ của HS các lớp chủ nhiệm. Có tiêu chí thi đua cụ thể và xếp loại tiết sinh hoạt chung đó. Qua đây cũng đánh giá phần nào năng lực tổ chức thiết kế hoạt động giáo dục GTS thông qua HĐTN của GV. Ngoài ra, Ban giám hiệu phải có kế hoạch và tiêu chí đánh giá cụ thể đối với năng lực của từng giáo viên, với từng kỹ năng sống cần có ở học sinh vào cuối năm học. Thông qua kết quả đánh giá đối với học sinh, xem xét và điều chỉnh hoạt động bồi dưỡng, đào đạo, khuyến khích năng lực thiết kế chương trình và kỹ năng tổ chức của giáo viên trong trường.
Biện pháp 3. Đa dạng hóa các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục GTS cho học sinh dân tộc thiểu sốở các trường THCS huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
Mục tiêu của biện pháp
Quá trình giáo dục GTS cho HS là một quá trình lâu dài với nhiều phương pháp và hình thức tổ chức khác nhau như: hoạt động dạy và học tại trường, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, chính trị xã hội, thi đua tìm hiểu lịch sử, pháp luật, hoạt động thăm quan du lịch, xây dựng môi trường sư phạm v.v. Thông qua những hoạt động đó có tác dụng thúc đẩy được quá trình hình thành và phát triển nhân cách, qua đó
cán bộ quản lý có những biện pháp thích hợp để giáo dục GTS cho HS một cách tối ưu.
Nội dung
Các hoạt động: hoạt động dạy và học tại trường, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục chính trịtư tưởng v.v.
Cách thức thực hiện
Căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trường và kế hoạch đã thống nhất ngay từ đầu năm học, nhà trường chọn một số chủ đề giáo dục GTS gắn với lễ kỉ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc, gắn với các phong trào thi đua hay những hoạt động chính trị - xã hội tại địa phương. Đồng thời, bố trí thời gian phù hợp để có thể kết hợp được với nhiều đoàn thể, đơn vị trong và ngoài trường tham gia chỉ đạo hoạt động
Xây dựng kế hoạch hoạt động phong phú, đa dạng như tọa đàm, thi tìm hiểu, làm tập san, báo tường, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí, tham quan du lich nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm như: Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12; ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2; ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3; ngày thành lập Đoàn TNCS HCM 26/3; sinh nhật Bác Hồ 19/5 v.v. Thành lập các câu lạc bộ theo sở thích như bóng đá, bóng bàn, cầu lông, bóng rổv.v. qua đó giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tình đoàn kết, ý thức trách nhiệm của HS.
Nhà trường cũng cần phối hợp với các tổ chức, lực lượng ngoài xã hội để tổ chức hoạt động giáo dục GTS cho HS.
Đồng thời với các hoạt động đó, Ban Giám hiệu chỉ đạo các tổ chuyên môn, các tổ chức ngoài trường, tổ chức các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, tai nạn giap thông; phát động các cuộc thi viết, tìm hiểu lịch sử, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phòng trừ các tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu trong HS.
Trong quá trình thực hiện, cần thường xuyên họp rút kinh nghiệm, giải quyết các vấn đề phát sinh v.v.
Biện pháp 4. Phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia giáo dục GTS cho học sinh dân tộc thiểu sốởcác trường THCS huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
* Mục tiêu của biện pháp
Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục gia đình - nhà trường và xã hội nhằm đa dạng hóa các hoạt động giáo dục GTS cho HS. Lựa chọn các hoạt động thiết thực, ý nghĩa, có tính giáo dục cao, phù hợp với lứa tuổi của học sinh mỗi khối, lớp.
Việc phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhằm làm cho quá trình giáo dục thống nhất, toàn vẹn và việc giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội tốt hơn. Phối hợp các lực lượng sẽ tăng cường sức mạnh giáo dục, thực hiện đường lối giáo dục của Đảng: giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.Khi phối hợp các lực lượng sẽ góp phần xã hội hoá giáo dục, tạo cơ hội cho mọi tổ chức và cá nhân tham gia phát triển giáo dục.
* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Thiết lập kênh thông tin qua lại giữa nhà trường với gia đình và xã hội nhằm tuyên truyền có hiệu quả vai trò giáo dục GTS đối với học sinh. Chủ động bàn bạc, thống nhất biện pháp giáo dục kỹ năng sống với cha mẹ học sinh, để gia đình cùng tác động, tạo thói quen giao tiếp ứng xử nhanh nhẹn, lễ phép, mạnh dạn và tự tin trong con em. Mời cha mẹ học sinh tham gia các hoạt động giáo dục, tổ chức hội thảo, tọa đàm... Từ đó phụ huynh sẽ thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho con em, để phối hợp với nhà trườngtrong việc giáo dục học sinh.
Phối hợp chặt chẽ với và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường (ban Đoàn - Đội, tổ tư vấn tâm lý học đường, ban đại diện cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương…) để giáo dục học sinh trong quá trình giáo dục GTS. Cần chú ý việc giáo dục giữ gìn bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục của địa phương, bảo vệ môi trường...
* Điều kiện thực hiện biện pháp
Nhà trường thường xuyên liên lạc duy trì, phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ HS để cùng tham gia hỗ trợ giáo dục kỹnăng sống thông qua hoạt động trải nghiệm.
Hàng năm, ngoài các kỳ họp định kì, nhà trường còn mời phụ huynh HS cùng tham gia các buổi hội thảo, các buổi tập huấn giáo dục GTS có mời chuyên gia tâm lý nói chuyện để cho cha mẹ HS để phụ huynh có kiến thức về kỹ năng sống để cùng phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục GTScho HS.
Nhà trường liên kết với cơ quan đơn vị có điều kiện hỗ trợ về CSVC, phương tiện để hoạt động giáo dục GTS đạt hiệu quả.
BGH nhà trường chỉ đạo tốt các công tác phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và tổng phụ trách đội,định kỳ hàng tháng tổ chức giao ban các tổ chức đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm để xem xét, đánh giá và thống nhất tổ chức các hoạt động. Kịp thời hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm về giải pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức và phối hợp tổ chức giáo dục.
Giáo viên chủ nhiệm phải nắm chắc kế hoạch của nhà trường về tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống để lập kế hoạch HĐTN cho lớp mình, phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong kế hoạch ở mỗi hoạt động cụ thể.
Biện pháp 5. Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục GTS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
* Mục tiêu biện pháp
Biện pháp này nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục GTS cho học sinh.
Tăng cường và đổi công tác kiểm tra, đánh giá việc giáo dục GTS cho học sinh thông qua HĐTN sẽ giúp cho CBQL, GV nắm bắt thu thập thông tin phản hồi, đánh giá chính xác những kết quả đã đạt được và chưa đạt được về
mục tiêu, trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh, xác định mức độ chất lượng, hiệu quả của việc giáo dục GTS, HĐTN. Qua đó, kịp thời điều chỉnh, bổ sung các chương trình, kế hoạch, các mục tiêu, nội dung, biện pháp giáo dục GTS cho học sinh phù hợp. Đồng thời qua đây phát hiện nhân rộng các điển hình tiên tiến, các mô hình hoạt động giáo dục GTS có hiệu quả, uốn nắn những sai lệch đảm bảo việc giáo dục GTS thực hiện đầy đủ, chất lượng.
* Nội dung và cách thức thực hiện
Đánh giá kết quả giáo dục GTScủa học sinh cần lưu ý nội dung sau: - Xác định mục đích kiểm tra, đánh giá;
- Xác định mục tiêu (tiêu chí) kiểm tra, đánh giá; - Thiết kế công cụ kiểm tra đánh giá;
- Tổ chức thực hiện;
- Đối chiếu thông tin thu được với mục tiêu (tiêu chí);
- Hình thành những qui định cuối cùng (cho điểm, xếp hạng ....).
* Điều kiện thực hiện
+ Đánh giá kết quả từng nội dung hoạt động cụ thể
+ Đánh giá sự hài lòng, hứng thú của học sinh khi tham gia hoạt động. Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống cần chú ý đến đặc điểm hình thành GTS, các quy tắc về giáo dục GTS cho học sinh trong nhà trường phổ thông: Tương tác, trải nghiệm, thay đổi hành vi, …
Nhà trường cần xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, hệ thống các công cụ và hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với từng loại hình hoạt động. Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, kỹ năng kiểm tra, đánh giá GTS cho đội ngũ CBQL và GV một cách có kế hoạch, có lộ trình cụ thể.
Ban giám hiệu kết hợp cùng các đoàn thể tăng cường kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp thông qua dự giờ thăm lớp, báo cáo kết quả hoạt động, kiểm tra giáo án, sổ sách, báo cáo định kỳ với ban giám hiệu.
Ban giám hiệu cùng với thành viên Ban chỉ đạo xây dựng thang đo đánh giá thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế. Phân công bố trí các thành viên