Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 84 - 101)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Kết quả thảo nghiệm các biện pháp quản lí giáo dục GTS đã đề xuất tại các trường THCS Huyện Phú Lương một lần nữa khẳng định khả năng triển khai vào thực tiễn có kết quả.

Kết quả trên cho thấy, biện pháp được đánh giá là cần thiết nhất trong việc quản lý giáo dục GTS tại các trường THCS Huyện Phú Lương là “Bố trí đội ngũ giáo viên có năng lực phụ trách công tác giáo dục GTS cho học sinh thông qua HĐTN”. Tiếp đến là biện pháp “Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV, NV về sự cần thiết phải giáo dục GTS và quản lý giáo dục GTS cho học sinh thông qua HĐTN”. Hai biện pháp kế tiếp theo là “Bồi dưỡng giáo viên năng lực thiết kế chương trình và kỹ năng tổ chức giáo dục GTS cho học sinh của trường thông qua HĐTN” và “Biên soạn nội dung, chương trình và tổ chức giáo dục GTS cho học sinh thông qua HĐTN phù hợp với thực tiễn”. Tôi cho rằng đây là những biện pháp có tính chìa khoá để quản lí nâng cao chất lượng

giáo dục GTS cho học sinh ở các trường THCS Huyện Phú Lương nói riêng và các trường trung học cơ sở nói chung.

Về mức độ khả thi qua khảo nghiệm cho thấy không cao bằng mức độ cần thiết, nhưng trung bình chung cho thấy vẫn ở mức khả thi. Tức là các biện pháp có thể triển khai ứng dụng vào thực tiễn. Trong các biện pháp thì biện pháp “Tăng cường và đổi mới kiểm tra đánh giá việc giáo dục GTS cho học sinh nhà trường thông qua HĐTN” là khả thi nhất. Các đối tượng được hỏi đều cho rằng, đây là biện pháp trường THCS có thể hoàn toàn chủ động tiến hành và không phụ thuộc vào điều kiện nào. Đứng ở vị trí thứ hai về mức độ khả thi là biện pháp “Bố trí đội ngũ giáo viên có năng lực phụ trách công tác giáo dục GTS cho học sinh thông qua HĐTN”. Đây cũng là biện pháp mà ban giám hiệu các nhà trường có thể chủ động và toàn quyền nên tính khả thi cao. Biện pháp thứ ba có tính khả thi là “Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong và ngoài trường giáo dục GTS cho học sinh thông qua HĐTN”. Các biện pháp còn lại cũng được đánh giá có tính khả thi trong thực tế.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên những năm gần đây, tác giả đã đưa ra một số biện pháp chủ yếu nhằm quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS ở huyện Phú Lương nói riêng và học sinh THCS trên cả nước nói chung.

Qua kết quả khảo sát cho thấy, tất cả các biện pháp trên đều khả thi. Mỗi biện pháp lại có những ưu điểm và thế mạnh riêng, các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau.

Với yêu cầu đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường hiện nay, việc tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS là cần thiết. Để thực hiện tốt và phát huy hiệu quả của hoạt động này, rất cần sự vào cuộc và phối hợp chặt chẽ của Nhà trường, gia đình và xã hội. Các biện pháp được đưa ra và đạt được hiệu quả đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ của các biện pháp này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Phú Lương.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Giáo dục kỹ năng sống thông qua HĐTN trong nhà trường cần được hiểu là những hoạt động được tổ chức bằng các việc làm cụ thể để HS tham gia, được thực hiện trong thực tế, có sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường. Qua trải nghiệm thực tiễn, HS có được kiến thức, kỹ năng, tình cảm và ý chí nhất định. Bản thân HS nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương tự xảy ra trong cuộc sống, độc lập giải quyết chúng một cách hiệu quả.

Việc tổ chức các hoạt động cho học sinh THCS, đặc biệt các hoạt động mang tính trải nghiệm là điều rất cần thiết, qua đó học sinh nắm được các nội dung mang tính tổng quát, đồng thời các em được tiếp xúc, bắt gặp nhiều tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống. Đặc biệt, qua các buổi sinh hoạt tập trung thường mang lại cho các em nhiều hứng thú, nhiều tình huống phải hoạt động theo nhóm nên qua đó, các kỹ năng tổng hợp, tinh thần tương thân, tương ái có tính lan tỏa rất mạnh trong toàn thể nhóm học sinh.

Kết quả khảo sát hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua HĐTN ở trường THCS Huyện Phú Lương cho thấy những vấn đề cơ bản sau:

- Đa số CBQL, GV đều có nhận thức đúng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục GTS đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Ngoài ra, đội ngũ giáo viên cốt cán, vững chuyên môn cũng là một thế mạnh để triển khai giáo dục GTS và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục GTSthông qua HĐTN tại nhà trường.

- Bên cạnh đó, hoạt động giáo dục GTS trong nhà trường THCS Huyện Phú Lương còn gặp nhiều khó khăn:

+ Các cấp Bộ ngành đã có văn bản chỉ đạo thực hiện giáo dục GTS thông qua HĐTN tuy nhiên chưa xây dựng nội dung chương trình cụ thể.

+ Công tác đào tạo bồi dưỡng còn mang tính chắp vá, chưa thường xuyên nên năng lực quản lý, chuyên môn của đội ngũ CBQL, giáo viên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của giáo dục THCS hiện nay.

+ Vẫn còn một bộ phận GV chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò của giáo dục GTSvà quản lý GTS thông qua HĐTN.

+ Năng lực triển khai giáo dục GTS của một số giáo viên còn hạn chế. + Thiếu hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả của HS.

+ HĐTN của học sinh tốn kém, nhưng kinh phí nhà trường có hạn, không thể đáp ứng được.

+Các điều kiện cơ sở vật chất trong nhà trường phục vụ cho hoạt động giáo dục GTS chưa đảm bảo.

+ Tổ chức HĐTN ngoài nhà trường vấp phải vấn đề số lượng học sinh đông… nên khó khăn cho vấn đề quản lý và đảm bảo an toàn.

Để đạt được mục đích, yêu cầu và hiệu quả của hoạt động giáo dục GTS thông qua hoạt động trải nghiệm cho HS DTTS, mỗi nhà trường cần có một chương trình, kế hoạch, phương pháp tổ chức thật sự khoa học, phù hợp. Khi xây dựng chương trình cần chú ý đến hoạt động này trong thời lượng chương trình để việc sắp xếp và tổ chức xen kẽ vừa hợp lý vừa hiệu quả. Các nhà trường cần căn cứ vào điều kiện thực tế để xây dựng kế hoạch và tiến hành các HĐTN hiệu quả, phối hợp tốt với hội phụ huynh HS, các đoàn thể, lực lượng trong và ngoài trường.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối vi S giáo dục và đào tạo tnh Thái Nguyên

Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên nên định kỳ tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tham gia hoạt động giáo dục GTS cho HS. Tổ chức Hội thảo, các chuyên đề về “Giáo dục GTS cho học sinh” cho các CBQL giáo dục và các GV của các trường THCS huyện Phú Lương hưởng ứng tham gia.

Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo nên tăng cường thanh tra, kiểm tra kế hoạch và thực hiện quá trình quản lý giáo dục GTS cho học sinh trường THCS.

2.2. Đối vi Phòng giáo dục và đào to huyện Phú Lương tnh Thái Nguyên

Trước hết cần ban hành những văn bản quản lí kịp thời, quy định cụ thể nội dung, chương trình, tiêu chuẩn giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất…để tiến hành giáo dục GTS cho học sinh.

Các cấp quản lí giáo dục phải có sự chỉ đạo kịp thời, sát sao các nhà trường trong việc tiến hành các HĐTN để giáo dục nhân cách nói chung, giáo dục GTS nói riêng cho học sinh.

Phải tạo ra một cơ chế quản lí rõ ràng trong việc triển khai các HĐTN và giáo dục GTS cho học sinh ở các nhà trường.

2.3. Đối vi Ban giám hiu các trường THCS huyn Phú Lương

Ban giám hiệu nhà trường trước hết phải thực hiện triệt để các quy định của các cấp quản lí giáo dục về tổ chức các HĐTN và giáo dục GTS cho học sinh.

Ban giám hiệu cần chú trọng và quan tâm thực sự đến việc tổ chức các HĐTN và giáo dục GTS cho học sinh.

Trong quá trình quản lí, Ban giám hiệu phải có chương trình, kế hoạch, nội dung cụ thể, chi tiết, có sự kiểm tra, đánh giá chặt chẽ.

Đội ngũ giáo viên, nhất là các giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp, các tổng phụ trách Đoàn, Đội phải nhiệt tình, tâm huyết với việc tổ chức các HĐTN và giáo dục GTS cho học sinh.

Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với nhau để tăng cường sức mạnh trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục.

Học sinh phải tự giác, tích cực và chủ động trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Học sinh phải thực sự trở thành chủ thể của quá trình giáo dục.

2.4. Đối với các trường THCS ca huyn Phú Lương

Các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Lương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho giáo viên và CBQLGD và các LLGD tham gia quản lý hoạt động giáo dục GTS cho học sinh của trường mình. Phối kết hợp, lồng ghép hữu cơ giữa dạy học trên lớp với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giữa các hoạt động trong và ngoài nhà trường nhằm hình thành nhân cách và phát huy tính chủ động tích cực tham gia của học sinh trường THCS. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thống nhất giữa giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội trong quản lý hoạt động giáo dục GTS cho học sinh như một vòng tròn khép kín không tuyệt đối hóa vai trò của chủ thể nào.

2.5. Đối vi Giáo viên ch nhiệm, Đoàn TNCSHCM và Đội

GV chủ nhiệm có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện vai trò liên kết giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia giáo dục GTS cho HS. Là đầu mối, cầu nối trong các hoạt động giáo dục GTS cho học sinh. Tổ chức Đoàn, Đội của các trường THCS cần thường xuyên bám sát nội dung, thay đổi hình thức các hoạt động, đa dạng hóa các loại hình hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và phát huy vai trò chủ thể của học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo, Bùi Việt Phú (2012), Một số góc nhìn về phát triển và quản lý giáo dục,NXB Giáo dục Việt Nam.

2. Nguyễn Thanh Bình (2008), “Giáo dục kỹ năng sống dựa vào trải nghiệm”, Tạp chí Giáo dục, số 203, tr.18-19.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Điều lệ trường trung học.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn

2011-2020.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/2/2014 ban hành Quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Chỉ thị số 2268/CT-BGDĐT ngày 8 tháng 8 năm 2019 về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019-2020 của ngành Giáo dục.

7. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Bài giảng lý luận đại cương về quản lý, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

8. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB Giáo dục Việt Nam

9. Phạm Thanh Giang (2018), Quản lý giáo dục giá trị sống cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật hiện nay, Luận án tiến sĩ quản lý giáo

dục, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng.

10. Mai Quang Huy, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Anh Tuấn (2009), Tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường, NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội.

11. Nguyễn Công Khanh (2012), Xây dựng mô hình câu lạc bộ giáo dục giá

trị sống và phát triển kỹ năng sống, NXB Hà Nội.

12. Nguyễn Công Khanh (2014), Phương pháp giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống: Giúp bạn gặt hái thành công, NXB Đại học Sư phạm.

13. Nguyễn Thị Loan (2014), "Biện pháp quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông hiện nay", Tạp chí Giáo dục, tháng 9, tr.31-32. 14. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Hoa, Trần Văn Tính, Vũ Phương

Liên (2010), Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Hoa (2012), Hoạt động giáo dục giá

trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học (tài liệu tập huấn giáo viên THCS, THPT), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Hoa, Đặng Hoàng Minh (2012),

Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS, NXB Đại học

Quốc gia, Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sĩ Thư (2012), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. Lục Thị Nga (2012), Hiệu trưởng trường Trung học với vấn đề giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống và giao tiếp ứng xử trong quản lý (tài liệu tập huấn), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

19. Phạm Thị Nga (2016), Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mới giáo dục, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục.

20. Nguyễn Thị Ngoan (2015), Kỹ năng và giá trị sống, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

21. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lương (2019), Công văn số 666/PGDĐT ngày 23/9/2019 về việc thực hiện nhiệm vụ Giáo dục chính trị, tư tưởng trường học năm học 2019-2020.

22. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lương (2020), Báo cáo số 22/BC- PGDĐT, ngày 13/1/2020 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học kỳ I và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu học kỳ II năm học 2019-2020.

23. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lương (2020), Công văn số 39/PGDĐT ngày 31/01/2020 về việc hướng dẫn tổ chức, triển khai giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.

24. Quốc hội Việt Nam (2005), Luật Giáo dục của Quốc hội nước Cộng hòa

Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005. 25. Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên (2016), Công văn số

1790/SGDĐT-CTTT ngày 30/11/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa

26. Hà Nhật Thăng (2001), Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

27. Trần Văn Tính (2017), Phương pháp giáo dục sớm bằng hoạt động trải nghiệm thực tiễn đa trí tuệ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

28. Mạc Văn Trang, Giáo dục giá trị sống cho học sinh phổ thông hiện nay, Kỷ yếu hội thảo khoa học, 01X-12/03-201.

29. Vũ Thị Ngọc Tú (2017), Nghiên cứu giá trị sống của học sinh trung học

phổ thông, NXB Giáo dục.

30. Nguyễn Thị Tứ (chủ biên, 2018), Tâm lý học giáo dục, NXb Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.

31. https://luatvietnam.vn/giao-duc/thong-tu-32-2018-tt-bgddt-ban-hanh-

chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-moi-169745-d1.html (Thông tư

32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông)

PHỤ LỤC Phiếu số 1

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 84 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)