Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục giá trị sống

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 64)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục giá trị sống

trường THCS huyện Phú Lương

Để đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục GTS thông qua hoạt động trải nghiệm cho HS dân tộc thiểu số tại các trường THCS ở huyện Phú Lương, tác giảđã đưa ra nội dung của công tác này, để khảo sát gồm 15 đồng chí là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, nhóm trường các bộ môn trong nhà trường tự đánh giá kết quả thực hiện theo 4 mức độ, kết quả ở bảng sau:

Bảng 2.7. Kết quảđánh giá hiệu quả thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục GTS thông qua hoạt động trải nghiệm cho HS dân tộc

thiểu số tại các trường THCS ở huyện Phú Lương

TT Nội dung

Đánh giá hiệu quả thực hiện Tốt Khá Trung

bình Yếu

SL % SL % SL % SL % 1 Xây dựng các tiêu chí kiểm tra

đánh giá 0 0 3 30 2 13.3 10 66.7

2

Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua hồ sơ lưu trữ

0 0 5 33.3 6 40 4 26.7

3

Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục giá trị sống của các lực lượng trong nhà trường

0 0 3 30 5 33.3 7 46.7

4

Kiểm tra đột xuất việc thực hiện kế hoạch giáo dục giá trị sống của các lực lượng trong nhà trường

TT Nội dung Đánh giá hiệu quả thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 5

Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua kết quả rèn luyện của học sinh

0 0 4 26.7 8 53.3 3 30

6 Kiểm tra việc phối hợp với các lực

lượng giáo dục 0 0 6 40 5 33.3 4 26.7

7

Kiểm tra việc sử dụng trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho hoạt động giáo dục giá trị sống

0 0 4 26.7 5 33.3 6 40

Kết quảđiều tra ở bảng trên cho thấy việc xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động GD GTS trong nhà trường còn chưa cụ thể, chủ yếu thông qua các tiêu chí đánh giá chung của BCH Đoàn trường, công tác kiểm tra, đánh giá của BGH nhà trường cũng được đội ngũ CBQL đánh giá ở mức độ thấp, đặc biệt là việc kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất việc thực hiện hoạt động này của hiệu trưởng nhà trường được đánh giá chưa tốt ở mức cao (46.7%). Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giáo viên nhà trường ít tổ chức hoạt động này, hoặc có tổ chức thì nội dung cũng đơn điệu, nhàm chán, không phát huy được tính tích cực tham gia của HS.

Thực trạng trên cũng cho thấy việc quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục GTS ở trường THCS Huyện Phú Lương còn hạn chế, không được tiến hành thường xuyên, liên tục, thiếu tiêu chí kiểm tra đánh giá rõ ràng. Ý kiến của nhiều giáo viên và cả cán bộ quản lý cho thấy: hầu hết các hoạt động kiểm tra đánh giá GTS của học sinh vẫn áp dụng theo hình thức cũ: kiểm tra kiến thức trên giấy. Các HĐTN được tổ chức nhưng không có tiêu chí đánh giá rõ ràng về mức độ đạt được của học sinh khi rèn GTS. Đây cũng là

một khó khăn khiến cho việc quản lý kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục GTS thông qua HĐTN thiếu hiệu quả.

Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy cán bộ quản lý nhà trường đều mạnh dạn cho rằng: Chưa có tiêu chí cụ thể đối với quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục GTS cho học sinh thông qua HĐTN nên nhà trường còn lúng túng và chưa thực sự áp dụng đồng nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)