Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục giá trị sống thông

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 60 - 62)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục giá trị sống thông

THCS huyn Phú Lương

Để đánh giá công tác quản lý chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục GTS cho HS, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu các đồng chí là GVCN, kết quả như sau:

Câu hỏi: Đồng chí đánh giá như thế nào về công tác quản lý của BGH nhà trường với đội ngũ GVCN trong hoạt động giáo dục GTS cho HS?

Đồng chí NGTH (GVCN lớp 9A, trường THCS Động Đạt I): Nhà trường chưa yêu cầu GVCN xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể cho hoạt động GD GTS mà chủ yếu yêu cầu chúng tôi căn cứ vào đặc điểm tình hình lớp, xây dựng kế hoạch hoạt động cho lớp theo tuần, tháng, học kỳ và năm học, có tiến hành lồng ghép nội dung giáo dục GTS vào giảng dạy, chưa đề cập vào kế hoạch, việc có thực hiện hay không hoặc hình thức tổ chức thực hiện như thế nào là tùy thuộc vào GVCN, nên đa số GVCN thực hiện qua loa hoặc không thực hiện.

Câu hỏi: Đồng chí đánh giá thế nào về hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt

động giáo dục GTS thông qua hoạt động trải nghiệm của các nhà trường?

GV trường THCS Tức Tranh cho biết: BGH nhà trường quản lý chưa sát sao về hoạt động này, chưa quan tâm đánh giá chất lượng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, chưa có các tiêu chí đánh giá cũng như dự giờ đánh giá chất lượng của hoạt động GD GTS của giáo viên.

Câu hỏi: Đồng chí cho biết việc chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục

GTS cho HS dân tộc thiểu số tại các trường THCS huyện Phú Lương gặp những khó khăn gì?

Cô giáo trường THCS Dương Tự Minh cho biết: “Đội ngũ CBQL các trường còn có hạn chế về kiến thức, năng lực và kỹ năng quản lý do chưa được đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn giáo đục GTS. Thêm vào đó, nhiệm vụ công tác của người CBQL các trường THCS rất nặng nề, việc dành thời gian quan tâm chuyên biệt, chỉ đạo đối với công tác giáo đục GTS bị hạn chế, cũng như chưa có sự phân cấp, phân quyền một cách hợp lý cho Phó hiệu trưởng để giúp Hiệu trưởng trong quản lý các lĩnh vực hoạt động của nhà trưởng nhất là trong quản lý công tác giáo đục GTS”.

Như vậy, các trường THCS cũng quan tâm chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục GTS cho HS DTTS huyện Phú Lương, tuy nhiên, hiệu quả hoạt động này chưa cao.

2.3.4. Thc trng kiểm tra, đánh giá kết qu hoạt động giáo dc giá tr sng thông qua hoạt động tri nghim cho hc sinh dân tc thiu s ti các

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)