Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động dạy học môn tiếng việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 31)

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

1.4. Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ

1.4.1. Lp kế hoch dy hc môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục ph thông mi trường tiu hc

Lập kế hoạch là một chức năng cơ bản của quản lý, trong đó phải xác định những vấn đềnhư nhận định và phân tích tình hình, bối cảnh; dự báo các khảnăng; lựa chọn và xác định các mục tiêu, mục đích và hoạch định con đường, cách thức biện pháp đểđạt được mục tiêu, mục đích của quá trình. Trong mỗi kế hoạch thường bao gồm các nội dung như xác định hình thành mục tiêu, xác định và đảm bảo về các điều kiện, phương tiện, các hoạt động dạy học đểđạt được mục tiêu của bài học, môn học.

Xây dựng kế hoạch chung, trong đó nhà quản lý phải tiến hành những công việc cơ bản sau:

- Đánh giá được thực trạng của nhà trường liên quan đến môn Tiếng Việt, làm rõ điều kiện đểđáp ứng cho môn Tiếng Việt.

- Xác định mục tiêu có tính khả thi.

- Sắp xếp, lựa chọn được những bài học theo tuần, tháng, kỳ, năm học của môn Tiếng Việt, và cách thức tiến hành, quan tâm đến nội dung môn Tiếng Việt: Kiến thức Tiếng Việt, kiến thức văn học, ngữ liệu.

+ Kiến thức tiếng Việt, kiến thức văn học, ngữ liệuđược xây dựng theo yêu cầu cần đạt của từng lớp, đặc điểm của từng vùng, đối tượng học sinh.

+ Nội dung Tiếng Việt được thể hiện qua từng hoạt động bài dạy, mỗi hoạt động đều thể hiện rõ các bước tiến hành dạy học.

- Sắp xếp, phân công công việc theonăng lực của từng đối tượng một cách hợp lý, đáp ứng nguồn lực và các biện pháp để thực hiện có hiệu quả.

Những yêu cầu khi xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt:

Căn cứ vào nhiệm vụ năm học và chương trình học tập các môn học, Hiệu trưởng chỉ đạo cán bộ, tổ trưởng và giáo viên nghiên cứu chương trình, nội dung của từng bài học để thống nhất xây dựng kế hoạch dạy học.

Kế hoạchcần xác định rõ:

- Tên bài học, số tiết cho từng bài;

- Mục tiêu của bài học: phải rõ ràng, phù hợp với mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt, chỉ rõ được năng lực, phẩm chất của học sinh cần đạt trong bài học...

- Nội dung của môn Tiếng Việt: đảm bảo các yêu cầu cần đạt về từng nội dung trong bài học (kiến thức về tiếng Việt, về văn học và ngữ liệu).

- Năng lực của giáo viên, học sinh khi triển khai thực hiện.

- Các lực lượng tham gia: cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường có thể mời thêm các chuyên gia, cha mẹ học sinh, địa phương, các tổ chức có liên quan.

- Nguồn lực tham gia: Nhân lực, cơ sở vật chất, sự phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường.

- Thời gian thực hiện: Ngày, tuần, tháng, học kỳ.

- Kết quả cần đạtđược: Sự mở rộng về nhận thức, kiến thức, sự phát triển về kỹ năng hành vi ở học sinh.

- Các tiêu chí đánh giá kết quả môn Tiếng Việt.

1.4.2. T chc thc hin kế hoch dy hc môn Tiếng Việt theo chương trình

giáo dc ph thông mi trường tiu hc

Đặt ra kế hoạch thật tốt, thật sát là rất cần, như đó chỉlà bước đầu. Kế hoạch mười phần thì biện pháp cụ thể phải hai mươi phần, chỉ đạo thực hiện sát sao phải ba mươi phần. Có như thế mới chắc chắn hoàn thành tốt kế hoạch [33, Tr 194].

- Thảo luận mục tiêu, yêu cầu, nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt.

- Sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất cho thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt. Khi sắp xếp bố trí nhân sự, hiệu trưởng phải biết được phẩm chất và năng lực của từng người, mặt mạnh, mặt yếu để công việc được tiến hành một cách thuận lợi và có hiệu quả.

Nhiệm vụ tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học trong trường Tiểu học là trách nhiệm của mỗi cán bộgiáo viên, nhân viên trong nhà trường, song đặc biệt là đội ngũ giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm. Cụ thể:

- Ban Giám hiệu: Chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhắc nhở để kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt đạt kết quả tốt.

- Giáo viên: Giữ vai trò chủđạo, áp dụng các phương pháp và hình thức dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất.

- Học sinh: Tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường để thực hiện kế hoạch dạy học.

1.4.3. Chđạo vic thc hin kế hoch dy hc môn Tiếng Việt theo chương trình

giáo dc ph thông mi trường tiu hc

Chỉđạo thực hiện kế hoạch dạy học là sự can thiệp của hiệu trưởng vào toàn bộ quá trình quản lý kế hoạch dạy học để bảo đảm việc thực hiện dạy học được diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, đạt hiệu quả. Hiệu trưởng cần quan tâm kiểm tra tất cả các khâu từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức, chỉđạo việc thực hiện kế hoạch và tự kiểm tra đánh giá, để kịp thời chỉđạo cho tổđiều chỉnh và bổ sung cho hoạt động giáo dục thực hiện được thuận lợi hơn.

Cụ thể việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học được tiến hành như sau:

- Chỉđạo tổ chuyên môn, giáo viên nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa môn Tiếng Việt, xây dựng kế hoạch dạy học cho môn học.

- Chỉđạo giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong môn Tiếng Việt.

Hình thức tổ chức dạy học càng đa dạng phong phú bao nhiêu càng có sức thu hút học sinh bấy nhiêu, vì vậy giáo viên cần phải thường xuyên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đểphát huy năng lực của từng học sinh.

- Chỉđạo thực hiện có hiệu quả nội dung, chương trình môn Tiếng Việt. - Chỉđạo giáo viên nhận xét đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Việt. Tóm lại, chỉđạo kế hoạch dạy học không chỉ sau khi lập kế hoạch có tổ chức thì mới có chỉ đạo, mà là quá trình đan xen. Nó thấm vào và ảnh hưởng quyết định đến các chức năng quản lý, điều hòa, điều chỉnh kế hoạch của nhà trường trong quá trình quản lý.

1.4.4. Kim tra, đánh giá kết qu hoạt động dy ca giáo viên và hoạt động hc môn Tiếng Vit ca hc sinh

Tại sao người ta nói kiểm tra đánh giá rất quan trọng và kiểm tra đánh giá thế nào thì việc dạy học sẽ bị lái theo cái đó. Nếu chúng ta chỉ tập trung đánh giá kết quả như một sản phẩm cuối cùng của quá trình dạy và học, thì học sinh chỉ tập trung vào những gì GV ôn và tập trung vào những trọng tâm GV nhấn mạnh, thậm chí những dạng bài tập GV cho trước… học sinh chỉ việc bắt trước câu văn mẫu… đểđạt được điểm số tối đa theo mong muốn của thầy/cô giáo. Và như vậy, kiểm tra đánh giá đã biến hình không còn theo đúng nghĩa của nó. Bởi khi xây dựng chương trình, người ta cần làm rõ triết lý kiểm tra đánh giá… tức là xác định rõ mục tiêu của kiểm tra đánh giá là gì? Kiểm tra đánh giá xem học sinh có đạt mục tiêu học tập, giáo dục, có đạt được kết quả mong đợi theo chuẩn? Và sử dụng kết quả kiểm tra đó để làm gì? Làm thế nào để GV cải tiến nâng cao chất lượng quá trình dạy và học nếu không có đánh giá phản hồi từ học sinh?

Cho nên kiểm tra, đánh giá là chức năng rất quan trọng của công tác quản lý nói chung, quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nói riêng. Quản lý mà không có kiểm tra thì quản lý sẽ kém hiệu quả và dễ trở nên quan liêu. Vì vậy, đánh giá cần mang tính dựđoán, giàu thông tin, mang lại tác động điều chỉnh, phát triển, nâng cao. Đánh giá cung cấp thông tin để chỉ đạo kip thời các hoạt động ở một đơn vị giáo dục, giúp cho việc điều chỉnh thường xuyên các hoạt động giáo dục nâng cao chất lượng giáo dục.

Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học là cách để nhà trường rà soát lại các kế hoạch, nắm được những thuận lợi, khó khăn, trở ngại trong quá trình giáo viên thực hiện hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đềcho HS để có sự hỗ trợ cần thiết và điều chỉnh kịp thời.

Nội dung đánh giá kết quả dạy học của giáo viên và học sinh trong môn Tiếng Việt bao gồm:

- Kiểm tra việc thiết kế và tổ chức bài học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS trong chủ đề dạy học, việc lựa chọn phương pháp, kỹ thuật và hình thức dạy học tích cực.

- Kiểm tra việc đánh giá kết quả học tập của HS bao gồm việc thực hiện quan điểm, triết lý đánh giá, việc kết hợp các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá, việc ra đề kiểm tra theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS, việc chấm chữa bài và phản hồi tới HS.

- Kiểm tra việc thực hiện nền nếp, chấp hành các nội quy, quy định của nhà trường; chuẩn bị bài giảng, giáo án; sử dụng các thiết bị dạy học; tham gia sinh hoạt chuyên môn; xây dựng các chuyên đề; công tác tự bồi dưỡng và kiểm tra sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể… trong quá trình dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

- Kiểm tra, dự giờ theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất tất cả các hoạt động giảng dạy của GV. Đặc biệt, tập trung vào kiểm tra việc chuẩn bị cho các giờ dạy theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

- Đểđánh giá được các năng lực chung và năng lực chuyên môn của môn Tiếng Việt mà HS đạt được, cần kết hợp phương pháp đánh giá thường xuyên và đánh giá cuối kì, định tính và định lượng.

Đánh giá thường xuyên được tích hợp vào trong quá trình dạy học, nhằm giúp học sinh phát hiện những sai sót của bản thân, từđó tự điều chỉnh các hoạt động học tập để từng bước đạt được những yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực mà chương trình đã đề ra; giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học. đánh giá cuối kì, cuối lớp, cuối cấp chủ yếu bằng các bài kiểm tra viết, nhằm giúp học sinh, giáo viên, phụ huynh và nhà quản lí biết được mức độ đạt được các phẩm chất và năng lực của học sinh ở cuối mỗi học kì, mỗi cấp lớp, cấp học.

Đánh giá bằng định tính và định lượng: Đánh giá phẩm chất chủ yếu bằng định tính, thông qua quan sát, ghi chép, nhận xét về hành vi, cách ứng xử, các biểu hiện về thái độ,tình cảm của học sinh khi đọc, viết, nói và nghe văn bản. Các mức độđạt được vềnăng lực học sinh được đánh giá bằng cả hình thức định tính và định lượng, thông qua các bài kiểm tra (đọc, viết, nói,trình bày), bài tập nghiên cứu với nhiều hình thức và mức độ khác nhau.

Tóm lại: Muốn thực hiện được các hoạt động trên, trước hết cần có sự tiên phong đổi mới tư duy của cán bộ quản lí. Đồng thời, cán bộ và giáo viên cần hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh là nhằm hỗ trợ, chia sẻ, giúp đỡđể cùng thực hiện tốt hơn công việc chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường theo mục tiêu đề ra. Hơn nữa, kiểm tra thực chất, cụ thể, có hiệu quả, tránh tư tưởng đối phó với việc kiểm tra, đánh giá. Mặt khác, cũng không nên gây căng thẳng, tạo áp lực giữa người kiểm tra và người được kiểm tra.

Nếu thực hiện được việc kiểm tra đánh giá hướng vào đánh giá quá trình, giúp phát triển năng lực người học, thì lúc đó quá trình dạy học trở nên tích cực hơn rất nhiều. Quá trình đó sẽ nhắm đến mục tiêu xa hơn, đó là nuôi dưỡng hứng thú học đường, tạo sự tự giác trong học tập và quan trọng hơn là gieo vào lòng học sinh sự tự tin, niềm tin “người khác làm được mình cũng sẽlàm được”… Điều này vô cùng quan trọng để tạo ra mã số thành công của mỗi học sinh trong tương lai.

1.5. Các yếu tảnh hưởng đến qun lý hoạt động dy hc môn Tiếng Vit theo chương trình giáo dục ph thông mi trường tiu hc huyện Vân Đồn, tnh chương trình giáo dục ph thông mi trường tiu hc huyện Vân Đồn, tnh Qung Ninh

a) Nhn thc ca các lực lượng giáo dục trong nhà trường

Để quản lý tốt hoạt động dạy học môn Tiếng Việt thì trước hết ban giám hiệu phải nhận thức được đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về mục tiêu, vị trí, vai trò, tác dụng của hoạt động dạy học môn Tiếng Việt trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Trên cơ sở đó ban giám hiệu mới tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác. Đồng thời Ban giám hiệu cũng là người tập hợp, thuyết phục mọi lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tích cực triển khai thực hiện nội dung chương trình hoạt động

dạy học môn Tiếng Việt. Có nhận thức đúng thì cán bộ, giáo viên trong nhà trường mới xác định rõ chức trách và nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức chương trình dạy học môn Tiếng Việt.

b) Phm chất, năng lực, trình độ qun lý ca nhà qun lý

Hiệu trưởng muốn quản lý tốt hoạt động dạy học, trước hết phải là người có phẩm chất chính trị vững vàng, biết hy sinh cái riêng để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục; có đạo đức, tác phong mẫu mực, đi đầu trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường; phải quản lý thuyết phục cán bộ, GV trong đơn vị bằng năng lực của mình; phải nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; phải hiểu rõ mục tiêu giáo dục, các nguyên tắc tổ chức giáo dục.

Hiệu trưởng là người có trình độ quản lý chắc chắn, vững vàng và có kinh nghiệm, có uy tín về chuyên môn, có uy tín với đồng nghiệp.

Trong công tác tổ chức thực tiễn, hiệu trưởng phải có tri thức cần thiết về khoa học tổ chức, đặc biệt phải biết quản lý con người. Chính vì vậy, lao động quản lý của nhà quản lý vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, linh hoạt, sáng tạo, mạnh dạn trong đổi mới. Trong quá trình quản lý, đòi hỏi hiệu trưởng không dừng ở các kinh nghiệm thực tiễn của bản thân mà mỗi nhà quản lý dù được đào tạo như thế nào vẫn phải luôn tự bồi dưỡng để tiếp cận các thành tựu liên quan tới việc quản lý đối tượng của mình nhằm nâng cao chất lượng công việc quản lý nhà trường.

c) Chương trình, nội dung giáo dc ph thông mi

Chương trình và nội dung giáo dục phổ thông mới, trong đó có chương trình môn Tiếng Việt đối với cấp tiểu học đã được ban hành và chính thức áp dụng đối với cấp tiểu học từ lớp 1 vào năm học 2020 - 2021. Chương trình và nội dung đã thể hiện rất rõ trong các văn bản và tài liệu hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên việc vận dụng những yêu cầu về chương trình, nội dung đã quy định cần phải bám sát vào thực tiễn của nhà trường, của địa phương. Hiệu trưởng nhà trường cần tổ chức tốt cho cán bộ, giáo viên và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường nâng cao nhận

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động dạy học môn tiếng việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)