Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế xã hội huyện Vân Đồn

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động dạy học môn tiếng việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 41)

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

2.1.1. Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế xã hội huyện Vân Đồn

Vân Đồn là huyện miền núi, hải đảo nằm ởvùng Đông Nam tỉnh Quảng Ninh với diện tích đất tự nhiên là 55.320ha, chiếm 9,3% diện tích toàn tỉnh Quảng Ninh, phần vùng biển rộng 1.620km2, hợp thành bởi hai quần đảo Cái Bầu (Kế Bào) và Vân Hải. Trong đó, đảo Cái Bầu là rộng nhất 17.212ha, gồm thị trấn Cái Rồng và 6 xã.

Cơ cấu hành chính gồm 11 xã và 01 thị trấn, gồm 79 thôn, khu phố, dân số trên địa bàn huyện gồm trên 4,8 vạn người. Huyện lỵ là thị trấn Cái Rồng trên đảo Cái Bầu cách thành phố Hạ Long gần 50km, cách Cửa Ông 7km; phía Bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà; phía Tây giáp thành phố Cẩm Phả, ranh giới là lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn; phía Đông giáp vùng biển huyện Cô Tô; phía Nam giáp vịnh Hạ Long và vùng biển Cát Bà (Hải Phòng).

Huyện Vân Đồn có diện tích đất tự nhiên 55.133ha, gồm 600 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó hơn 20 đảo có người ở. Lớn nhất là đảo Cái Bầu rộng 17.212ha, trong đó có thị trấn huyện lỵ và 6 xã. Vùng đảo xa trải rộng gồm 5 xã.

Ngày 17-2, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định số 226/QĐ- TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tếVân Đồn đến năm 2040; Theo Quyết định, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch trên phạm vi nghiên cứu toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Vân Đồn, Quảng Ninh với 2.171,33km2. Trong đó, diện tích tự nhiên là 581,83km2, diện tích vùng biển là 1.589,5km2.

Vân Đồn được quy hoạch thành khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghiệp giải trí có casino, du lịch biển - đảo cấp cao, dịch vụ tổng hợp; là cửa ngõ giao thương quốc tế, tạo ra những sản phẩm độc đáo, khác biệt, hiện đại

chất lượng cao, có thương hiệu và cạnh tranh quốc tế. Vân Đồn được xác định là đô thị biển đảo xanh, hiện đại và thông minh, bền vững và là khu vực có vị trí bền vững về an ninh quốc phòng.

2.1.2. Mt s đặc điểm v giáo dục và đào tạo cp tiu hc huyện Vân Đồn

Toàn huyện 08 trường Tiểu học và 06 trường có cấp tiểu học. Mạng lưới các trường tiểu học được phân bố hợp lý trên địa bàn huyện đảm bảo cho học sinh không phải đi học quá xa và đáp ứng được với nhu cầu học tập của học sinh; học sinh lưu ban hàng năm chiếm tỉ lệ khoảng 0,4%; không có học sinh bỏ học; 100% học sinh 6 tuổi.

Bng 2.0. Quy mô mạng lưới trường, lp, hc sinh cp tiu hc

(Nguồn: Phòng GDĐT huyện Vân Đồn)

- Về chất lượng giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục: Chất lượng đại trà được duy trì và nâng cao, học sinh xếp loại hoàn thành tốt các môn học và hoạt động giáo dục đạt tỷ lệ cao. Tuy vậy, tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành các môn học và hoạt động giáo dục vẫn còn, đặc biệt là học sinh chưa hoàn thành môn Tiếng Việt. Đây là vấn đề cần quan tâm trong những năm học tiếp theo để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Qua thực tế điều tra, chất lượng học tập thường ở những trường tuyến vùng sâu, những học sinh có điều kiện hoàn cảnh khó khăn, học sinh ở những điểm trường lẻ, học sinh dân tộc thiểu số, điều kiện địa phương còn khó

177 176 178 182 185 3505 3564 3749 4116 4366 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 2019-2020 Số trường Số lớp Số HS

khăn, bênh cạnh đó bố mẹ bạn làm ăn nên việc quan tâm đến con cái thường giao phó cho nhà trường.

Những tồn tại trên ảnh hưởng phần nào đến việc tiếp thu nội dung học tập môn Tiếng Việt, dẫn đến chất lượng giáo dục không được như mong đợi.

Bng 2.1. Kết qu hoạt động giáo dục trong 4 năm qua

Năm học Số học sinh Hoàn thành chương trình tiểu học Hoàn thành chương trình lớp học Chưa hoàn thành chương trình lớp học 2015 -2016 3505 643 = 100% 3473= 99,1% 32 = 0,9% 2016 -2017 3564 637 = 100% 3534 = 99,2% 30 = 0,8% 2017 -2018 3749 689 = 100% 3703 = 98,7% 46 = 1,3% 2018 -2019 4116 703 = 100% 4096 = 99,5% 20 = 0,5%

(Nguồn: Phòng GDĐT huyện Vân Đồn)

- Về sốlượng đội ngũ giáo viên tiểu học:

Đội ngũ giáo tiên tiểu học trên địa bàn huyện Vân Đồn về mặt sốlượng được thể hiện qua bảng 2.2.

Bng 2.2. Đội ngũ cán bộ và giáo viên tiu học trên địa bàn huyện Vân Đồn

Đơn vịtính: Người

Năm học Số lớp

Tổng số giáo viên tiểu học

Giáo viên/ lớp Tổng số Số giáo viên Giáo viên làm quản 2015 - 2016 177 296 263 33 1,49 2016 - 2017 176 298 264 34 1,50 2017 - 2018 178 295 261 34 1,47 2018 - 2019 182 293 262 31 1,44 2019 - 2020 185 295 264 31 1,43

Bảng 2.2 cho thấy, tổng số cán bộ, giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện Vân Đồn trong 5 năm học vừa qua tương đối ổn định. Vềcơ bản sốlượng giáo viên đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ cho hoạt động giáo dục và đào tạo tiểu học trên địa bàn.

2.2. Tổ chứckhảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng

Mục đích nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo CT GDPTM ở các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh để đánh giá một cách khách quan, khoa học về thực trạng tổ chức, quản lý hoạt động này, từ đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, những thuận lợi và khó khăn, bất cập và nguyên nhân, cung cấp cơ sở thực tiễn để xây dựng các biện pháp có tính cần thiết, khả thi và hiệu quả trong việc quản lý dạy học môn Tiếng Việt theo CT GDPTM ở các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

2.2.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng

- Thực trạng Hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

- Thực trạng Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

- Thực trạng Các yếu tốảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

2.2.3. Tiến hành khảo sát

* Phương pháp và hình thức khảo sát

+ Khảo sát trực tiếp bằng phiếu hỏi đốivới cán bộ quản lý, giáo viên. + Phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý, giáo viên.

+ Thu thập các thông tin, tư liệu, báo cáo của các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

* Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

địa bàn khảo sát của đề tài cần phải đảm bảo tính khoa học, khả thi, khả dụng trong quá trình triển khai. Tác giả đã lựa chọn 14 trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

2.2.4. Xây dựng công cụ nghiên cứu

a. Xây dựng mẫu phiếu điều tra

Công cụ nghiên cứu thực trạng được xác định gồm: phiếu trưng cầu ý kiến, các số liệu thống kê và báo cáo thứ cấp, và quản lý hoạt động dạy và học của các trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh như các bản kế hoạch, bản đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch,...

b. Chọn mẫu điều tra

Chọn mẫu được tiến hành theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Tổng số khách thể được chọn ra để khảo sát là: 31 CBQL và 75 GV. Trong đó, cán bộ quản lý các trườngtiểu học 31 đồng chí; GV 75 đồng chí.

c. Tổ chức điều tra

Thu thập thông tin qua phiếu hỏi: Phát phiếu hỏi đến 106 đồng chí.

2.2.5. X lý d liu nghiên cu

Đánh giá mức độ thực hiện quản lý dạy học môn Tiếng Việt theo CT GDPTM tại các Trường tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo tiêu chí mức độ thực hiện bằng thang đo khoảng cách 3 mức độ: Tốt, Trung bình và dưới trung bình; giá trị khoảng cách = (Maximun-Minimun)/n = (3-1)/3 = 0,66.

Từ giá trị khoảng cách, xác định được các mức độvà ý nghĩa các giá trị trung bình theo 3 mức độ của thàng likert.

Qui ước khoảng điểm tương đương với các mức độ: + Xếp loại Tốt (T): Điểm trung bình từ 2,34 - 3

+ Xếp loại Trung bình (TB): Điểm trung bình từ 1,67 - 2,33 + Xếp loại dưới trung bình (DTB): Điểm trung bình từ 1 - 1,66

2.3. Thc trng hoạt động dy hc môn Tiếng Vit theo chương trình giáo dục ph thông mi các trường tiu hc huyện Vân Đồn, tnh Qung Ninh ph thông mi các trường tiu hc huyện Vân Đồn, tnh Qung Ninh

2.3.1. Thc trng mc tiêu và yêu cu cần đạt ca môn Tiếng Vit theo chương

trình giáo dc ph thông mi các trường Tiu hc huyện Vân Đồn, tnh Qung Ninh

Đểđánh giá thực trạng mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình môn Tiếng Việt tại các trường Tiểu học huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, tôi nghiên cứu bằng phiếu trưng cầu ý kiến các đối tượng nghiên cứu. Kết quảđánh giá được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Bng 2.3. Kết quđánh giá thực trng v mc tiêu và yêu cu cần đạt ca môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục ph thông mi các trường tiu hc

TT Nội dung điều tra

Mức độ thực hiện Điểm TB Xếp loại Tốt TB DTB 1 Nắm vững mục tiêu môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới đối với cấp tiểu học

60 31 15 2.42 T

2 Biết được các yêu cầu cần đạt về

năng lực đặc thù đối với cấp tiểu học 65 30 11 2.51 T 3 Biết được các yêu cầu cần đạt về

phẩm chất chủ yếu và năng lực chung 66 28 12 2.51 T

Trung bình chung 2.48 T

(Ngun: Tng hp t các phiếu điều tra)

Bảng 2.3 cho thấy thực trạng về mục tiêu, yêu cầu cần đạt của môn Tiếng Việt theo CT GDPM tại các Trường tiểu học huyện Vân Đồn được thực hiện rất tốt. Cả ba tiêu chí đánh giá kết quả đạt được ở mức “Tốt”, tỉ lệđánh giá từ 56,6% đến 62,3%, qua đấy thấy được việc tổ chức tập huấn nội dung chương trình môn Tiếng Việt theo CT GDPTM được các cán bộ quản lý, giáo viên học tập nghiêm túc, tích cực nghiên cứu các tài liệu.

Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ và giáo viên vẫn còn dưới trung bình, chiếm tỉ lệ từ 12,2%, 10,4% và 11,3%.

2.3.2. Thc trng ni dung dy hc môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục ph thông mi các trường Tiu hc huyện Vân Đồn, tnh Qung Ninh

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới đối với môn Tiếng Việt cấp tiểu học, nội dung dạy học được xác định dựa trên các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp, gồm: Hoạt động đọc, viết, nói và nghe; kiến thức Tiếng Việt; ngữ liệu.

Trên thực tế, các trường tiểu học trên địa bàn huyện Vân Đồn cũng đã và đang thực hiện các nội dung dạy học này ởcác năm học qua. Kết quảđánh giá được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Bng 2.4. Kết quđánh giá thực trng v ni dung dy hc môn Tiếng Vit theo chương trình giáo dục ph thông mi các trường Tiu hc TT Nội dung điều tra Mức độ thực hiện Điểm

TB Xếp loại Tốt TB DTB 1 Kiến thức tiếng Việt: Đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu; đọc đúng và rõ ràng đoạn văn, câu chuyện, bài thơ, văn bản

65 30 11 2,51 T

2 Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn

theo hình thức nghe viết-nhớ viết 62 32 12 2,47 T

3

Kiến thức văn học: Nói rõ ràng, thành câu; nói ngắn gọn về một câu chuyện hoặc bàn thơ đã học; nói được một số đặc điểm của nhân vật

60 33 13 2,44 T

4

Hiểu biết sơ giản về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp và biến thể ngôn ngữ

58 35 13 2,42 T

5 Một số hiểu biết sơ giản về truyện và thơ,

văn bản hư cấu và văn bản phi hư cấu 60 32 14 2,43 T 6

Phục vụ trực tiếp cho việc phát triển phẩm chất và năng lực theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình

58 34 14 2,42 T

Trung bình chung 2,45 T

Kết quả khảo sát cho thấy, hoạt động đọc, viết, nói và nghe; kiến thức Tiếng Việt; ngữ liệu đều được đánh giá ở mức “Tốt”, tỉ lệđánh giá từ54,72% đến 61,32%. Như vậy các trường đã tiếp cận được những nội dung dạy học đối với môn Tiếng Việt theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới. Bên cạnh đó vẫn còn một số cán bộ, giáo viên đánh giá các nội dung dạy học ở môn Tiếng Việt ở mức “Không tốt”, với tỉ lệ10,38% đến 13,21%. Đối với nội dung kiến thức, ngữ liệu.

2.3.3. Thc trng phương pháp dạy hc môn Tiếng Việt theo chương trình giáo

dc ph thông mi các trường Tiu hc huyện Vân Đồn, tnh Qung Ninh

Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học trong các nhà trường hiện nay là vấn đề trọng tâm của đổi mới chương trình và SGK. Đây là hoạt động diễn ra trong suốt quá trình dạy học của mỗi người làm công tác giáo dục. Phương pháp, hình thức dạy học luôn được đặt trong mối quan hệ thống nhất với các thành tố của quá trình dạy học nói riêng và quá trình giáo dục nói chung. Trong các trường tiểu học trên địa bàn huyện Vân Đồn, việc tổ chức và qảun lý hoạt động này cũng diễn ra theo tinh thần trên. Tác giả đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả sau:

Bng 2.5. Kết quđánh giá thực trng vphương pháp dy hc môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dc ph thông mi các trường Tiu hc TT Nội dung điều tra Mức độ thc hin Điểm

TB Xếp loi Tt TB DTB 1 Phương pháp thuyết trình 75 27 4 2.67 T 2 Phương pháp dạy học nêu vấn đề 70 31 5 2.61 T 3 Phương pháp dự án 60 35 11 2.46 T 4 Phương pháp trò chơi học tập 80 20 6 2.70 T 5 Phương pháp thảo luận nhóm 78 23 5 2.69 T Trung bình chung 2,63 T

(Ngun: Tng hp t các phiếu điều tra)

Công tác giảng dạy đòi hỏi người giáo viên một nỗ lực không ngừng để trau dồi kiến thức, cải tiến phương pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Qua bảng 2.5

cho thấy, mức độ thực hiện về việc vận dụng các phương pháp trong dạy học đều được đánh giá ở mức độ thực hiện “Tốt” ở tất cả 6 phương pháp mà giáo viên sử dụng thường xuyên; tuy nhiên đối với phương pháp dự án cũng chưa được giáo viên chú trọng thường xuyên trong phân môn Tiếng Việt, qua điều tra cho thấy số cán bộ, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện Dưới trung bình vẫn chiếm 10,38%. Qua phỏng vấn, một số giáo viên cho rằng, đây là phương pháp dạy học mới, cho nên nhiều thầy cô chưa áp dụng tốt trong dạy học, một phần cũng do đối tượng học sinh chưa mạnh dạn, tìm tòi kiến thức liên quan đến bài học khi giáo viên giao nhiệm vụ.

Ngoài ra tác giả đã trao đổi, phỏng vấn cô giáo N.T.TH, giáo viên Trường Tiểu học Kim Đồng để tìm hiểu thêm vềthực trạng của việc áp dụng các phương pháp dạy học thông qua câu hỏi: ‚‘‘Đồng chí cho biết Đổi mới phương pháp dạy học vẫn là điểm nhấn chủ yếu nhất trong đổi mới chương trình môn Tiếng Việt, trong đó cần chú ý các yêu cầu nào?”. Qua trao đổi, cô N.T.TH cho biết: “Tổ chức quá trình dạy học phù hợp với tiến trình nhận thức, năng lựcnhận thức, cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân HS. Tiến trình đó bao gồm các bước chủ yếu:Khởi động -Hình thành kiếnthứcmới - Thực hành, luyệntập - Vậndụng.Kết

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động dạy học môn tiếng việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)