Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo chương

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động dạy học môn tiếng việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 66 - 67)

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo chương

a. Mc tiêu

Nhằm giúp cán bộ quản lý kiểm tra, giám sát công việc của GV một cách khách quan, khoa học; tránh được sự tùy tiện, ngẫu hứng hoặc cắt xén chương trình, nội dung dạy học; xây dựng môi trường sư phạm với tinh thần trách nhiệm cao của mỗi cá nhân trước tập thể; quản lý GV thực hiện đúng và có hiệu quả các nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường tiểu học (được qui định tại Điều 32 chương IV- Điều lệtrường tiểu học).

b. Nội dung

Tất cả cán bộ quản lý cấp trường, GV tự xây dựng kế hoạch công tác, kế hoạch giảng dạy dựa trên kế hoạch của nhà trường và từng tổ chuyên môn; cán bộ quản lý cấp trường kí duyệt kế hoạch dạy học và có kế hoạch quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học của GV ởtrường tiểu học;

Cán bộ quản lý cấp trường tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá việc thực hiện chương trình theo đứng kế hoạch dạy học; cán bộ quản lý cấp trường có các biện pháp phù hợp trong việc xử lý những cá nhân thực hiện sai kế hoạch dạy học.

c. Cách thức thực hiện

Khi tổ chức thực hiện biện pháp này, ngoài việc quán triệt tốt các nội dung đến GV, bản thân cả cán bộ quản lý cấp trường cũng phải có kế hoạch cho bản thân mình, có định hướng chi tiết để hướng dẫn GV. Phân công cả cán bộ quản lý cấp dưới như Phó Hiệu trưởng, tổtrưởng chuyên môn giúp GV xây dựng kế hoạch dạy học.

Từ việc phân công cụ thể dựa trên cơ sở kế hoạch của ngành, của trường và các tổ chuyên môn, yêu cầu từng cán bộ quản lý, GV phải xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết. Chú trọng đến việc xác định những nội dung kiến thức cơ bản, từng chi

tiết, từng bài, từng chương, các phương tiện và hình thức hoạt động dạy học, phương pháp, kĩ thuật dạy học.

Để đảm bảo các yêu cầu trên, kế hoạch dạy học của GV phải phân bố theo qui định của Bộ GDĐT thể hiện theo từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cho phép điều chỉnh phù hợp để GV thực hiện kế hoạch dạy học; đây còn là cơ sở, là căn cứ pháp lý cho sự kiểm tra, giám sát. Kế hoạch dạy học và thực hiện kế hoạch dạy học được coi như một chu trình khởi đầu và kết thúc, là thước đo năng suất và hiệu quả công việc.

Đối với các trường tiểu học huyện Vân Đồn, thời gian thực hiện kế hoạch thường được qui định:

+ Học kỳ I: 18 tuần. Các mốc thực hiện kế hoạch: chất lượng đầu học kỳ I, chất lượng giữa học kỳ I, chất lượng cuối học kỳ I.

+ Học kỳ II: 17 tuần. Các mốc thực hiện kế hoạch: chất lượng đầu học kỳ II, chất lượng giữa học kỳ II, chất lượng cuối năm học.

Khi có những vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy học, nếu cần có thể phải điều chỉnh kế hoạch dạy học cho phù hợp với tình hình thực tế. Cán bộ quản lý cấp trường cân nhắc và cần quyết định đúng đắn, kịp thời trên cơ sở sự thống nhất nhằm đạt hiệu quả giáo dục.

d. Điều kiện áp dụng

Cán bộ quản lý các Trường tiểu học phải có sựđồng thuận, nhất quán chỉđạo vềđổi mới việc quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động dạy học môn tiếng việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)