Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động dạy học môn tiếng việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 72)

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp được đề xuất ở trên đều dựa trên cơ sở đánh giá khách quan thực trạng, mỗi biện pháp đều nhằm tác động đến việc thực hiện hiệu quảhơn hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới đối với cấp Tiểu học. Mỗi biện pháp đều nhằm một mục đích riêng mà có tính độc lập tương đối.

Tuy nhiên, giữa các biện pháp này luôn có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý hoạt động dạy học tại các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Do đó, để thực hiện thành công công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt không thể thực hiện từng biện pháp riêng lẻ, rời rạc mà cần thực hiện một cách đồng bộđể phát huy tác dụng của chúng. Các biện pháp có tác động qua lại với nhau một cách biện chứng, cụ thể:

Biện pháp 1: “Xây dng kế hoch dy hc môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dc ph thông mi phù hp vi thc tiễn các trường tiểu hc huyện Vân Đồn”.

Giúp cho quá trình chỉđạo điều hành trong nhà trường đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao, làm căn cứ để thực hiện tốt các biện pháp tiếp theo.

Biện pháp 2: Ch đạo đổi mới phương pháp dạy hc môn Tiếng Vit theo chương trình giáo dục ph thông mi tại các trường tiểu hc huyện Vân Đồn”. Biết được tiết độ thực hiện nội dung chương trình, đề ra các biện pháp tối ưu trong quá trình thực hiện.

Biện pháp 3: Ch đạo đổi mi vic kiểm tra, đánh giá kết qu hc môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục ph thông mi tại các trường tiểu hc huyn Vân Đồn”.Để cung cấp các bằng chứng xác thực trong việc ra các quyết định khen thưởng hay điều chỉnh hoạt động của các thành viên trong tổ chức dạy học. Một mặt tạo cơ sở để xây dựng kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo. Kiểm tra cũng phải dựa trên kế hoạch đã xây dựng; kiểm tra đánh giá cũng phải góp phần tạo ra ý thức tự giác cho mỗi giáo viên, thúc đẩy họ trong tổ chức dạy học đạt hiệu quả.

Biện pháp 4: “Đổi mi quản lý cơ sở vt cht cho hoạt động dy hc môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục ph thông mi ti các trường tiểu hc huyn Vân Đồn” phải được thực hiện trên cơ sở kế hoạch.

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động dạy học môn tiếng việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)