4. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo
dục phổ thông mới ởtrường tiểu học
Trong công tác quản lý, bất kỳ hoạt động nào diễn ra muốn có kết quả tốt và đúng hướng thì đều phải dựa trên kế hoạch. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động cũng sẽ giúp cho việc tổ chức thực hiện cũng như kiểm tra, đánh giá trởnên có cơ sởhơn, khách quan hơn. Kết quả khảo sát vềđược thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.8. Kết quảđánh giá công tác lập kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ởtrường tiểu học
TT Nội dung điều tra
Mức độ thực hiện Điểm TB
Xếp loại Tốt TB DTB
1 Xây dựng kế hoạch dạy học môn
Tiếng Việt cụ thể cho từng năm học 80 26 0 2,75 T 2 Huy động các lực lượng tham gia xây
dựng kế hoạch 45 51 10 2,33 TB
3 Xác định rõ mục tiêu của dạy học
môn Tiếng Việt 60 31 15 2,42 T
4 Xây dựng kế hoạch môn Tiếng Việt
phù hợp với mục tiêu 78 24 4 2,70 T 5 Phân bổ nguồn lực cụ thể cho từng
hoạt động 76 22 8 2,64 T
6 Xác định biện pháp và cách thức
thực hiện môn học thiết thực 48 38 20 2,26 TB 7 Xác định các tiêu chuẩn kiểm tra
đánh giá việc thực hiện các hoạt động theo kế hoạch phù hợp
70 26 10 2,57 T 8 Hướng dẫn các tổ chuyên môn lập
kế hoạch môn Tiếng Việt 74 28 4 2,66 T 9 Phê duyệt kế hoạch dạy học môn
Tiếng Việt của tổ chuyên môn 73 27 6 2,63 T 10 Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế
hoạch môn Tiếng việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới
70 26 10 2,57 T 11 Phê duyệt kế hoạch dạy học môn
Tiếng Việt của giáo viên 52 36 18 2,32 TB
Trung bình trung 2,53 T
(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu điều tra)
Bảng 2.8 cho thấy, nội dung lập kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới được thể hiện ở khâu chỉđạo giáo viên, tổ chuyên môn lập
kế hoạch thực hiện và khâu triển khai các kế hoạch đã được xây dựng. Kết quả cho thấy: Thứ nhất, trong khâu quản lý chỉ đạo giáo viên, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt nhà trường đã làm tốt được việc xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo từng năm học, chiếm 75,47%. Những việc được đánh giá là đã làm khá tốt như: Xác định rõ mục tiêu của dạy học mônTiếng Việt; Xây dựng nội dung môn Tiếng Việtphù hợp với mục tiêu; Phân bổ nguồn lực cụ thể cho từng hoạt động; Hướng dẫn các tổ chuyên môn lập kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt; Phê duyệt kế hoạch dạy học môn Tiếng Việtcủa tổ chuyên môn; Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch môn Tiếng Việttheo chương trình giáo dục phổ thông mới. Kết quả khảo sát cũng thể hiện cả cán bộ quản lý và giáo viên đều đồng ý với việc mà hiệu trưởng làm tương đối hiệu quả, đó là có hướng dẫn các tổ chuyên môn, giáo viên lập kế hoạch và phê duyệt kế hoạch. Điều này cho thấy hiệu trưởng đã quan tâm đến công tác lập kế hoạch và quản lý kế hoạch của đội ngũ cán bộ và giáo viên của mình.
Tuy nhiên, trong quá trình quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt cũng gặp phải những khó khăn và hạn chế nhất định. Chẳng hạn như: Huy động các lực lượng tham gia xây dựng kế hoạch có điểm trung bình 2,33; Phê duyệt kế hoạch dạy học môn Tiếng Việtcủa giáo viên, có điểm trung bình 2,32; Xác định biện pháp và cách thức thực hiện các hoạt động thiết thực, với điểm trung bình chỉ 2,26. Việc huy động các lực lượng cùng tham gia xây dựng kế hoạch ở các trường còn hạn chế. Khi xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học môn Tiếng Việt còn thiếu tính sáng tạo, mang tính máy móc chưa có sự linh hoạt. Đặc biệt là sự đổi mới qua từng năm học. Điều này cũng dẫn đến việc các tổ chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch chưa hiệu quả.
Ngoài ra, việc phân bổ nguồn lực, sắp xếp tiến độ thực thi, xác định biện pháp, xác định tính khả thi của từng biện pháp... cũng chưa thực sự được đầu tư. Thực tế nhiều nhà trường khi thực hiện chưa thật sự bám sát vào thời gian, nguồn nhân lực, biện pháp đưa ra mới theo chủ quan của cá nhân, chưa bám sát vào thực tế của nhà trường.
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạchdạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới tại trường tiểu họchuyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Sau khi tiến hành lập kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt, cần có sự quản lý việc thực hiện kế hoạch đó như thế nào? Kết quảđánh giá được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.9. Kết quảđánh giá tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học huyện Vân Đồn
TT Nội dung điều tra Mức độ thực hiện Điểm TB
Xếp loại Tốt TB DTB
1
Công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Việtcủa cán bộ quản lý
75 23 8 2.63 T
2 Giáo viên thực hiện kế hoạch dạy học
môn Tiếng Việt 70 29 7 2.59 T
3
Giáo viên áp dụng các phương pháp và hình thức dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh
70 24 12 2.55 T
4 Học sinh tích cực tham gia các hoạt động
học tập 62 30 14 2.45 T
5 Phối hợp các lực lượng trong và ngoài
trường để thực hiện kế hoạch dạy học 62 32 12 2.47 T
Trung bình trung 2.54 T
(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu điều tra)
Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch đã được các quản lý, giáo viên thực hiện nghiêm túc; điều đó thể hiện mức độ thực hiện “Tốt” ở cả 5 nội dung đều được đánh giá từ 58,49% đến 70,75%. Trong đó nội dung công tác chỉđạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt của cán bộ quản lý được cán bộ và giáo viên đánh giá Tốt chiếm tỉ lệ 70,75% cao nhất trong các nội dung tổ chức thực hiện.
Trong công tác dạy học, giáo viên đã luôn đổi mới phương pháp dạy học, tuy nhiên ở nội dung 4 về học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập được đánh giá Dưới trung bình chiếm 13,21%; qua đó cho thấy việc tham gia các hoạt động của học sinh vẫn chưa hoàn thành mục tiêu của bài học.
Ngoài ra, việc huy động các lực lượng giáo dục khác như: cơ quan, tổ chức, đoàn thể,... trên địa bàn nhà trường đóng còn gặp những khó khăn nhất định, cũng đã có sựtham gia nhưng chưa nhiều hoặc chưa hiệu quả.
Trao đổi thêm về Hoạt động phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường để thực hiện kế hoạch dạy học, cô giáo V.T.T.H-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đài Xuyên cho biết thêm: xã Đài Xuyên là một xã khó khăn của huyện, công tác phối hợp với phụ huynh học sinh luôn nhận được sửủng hộ của phụhuynh cũng như sự quan tâm của các đoàn thể chính trịtrên địa bàn xã; hàng năm có các hoạt động lớn của trường đều nhận được sựquan tâm, giúp đỡ, tham gia một cách tích cực.
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo
chương trình giáo dục phổ thông mới ởtrường tiểu học
Để thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt diễn ra có kết quả cần có sự chỉ đạo, giám sát việc thực hiện môn học đó cho học sinh. Đánh giá hiệu quả của việc chỉđạo thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt ởcác trường Tiểu học trên địa bàn huyện Vân Đồn được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.10. Kết quảđánh giá công tác chỉđạo việc thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới ởtrường tiểu học
TT Nội dung điều tra
Mức độ thực hiện Điểm TB Xếp loại Tốt TB DTB 1
Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa môn Tiếng Việt, xây dựng kế hoạch dạy học cho môn học
65 31 10 2.52 T
2
Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong môn Tiếng Việt
62 30 14 2.45 T
3 Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội
dung, chương trình môn Tiếng Việt 64 28 14 2.47 T 4
Chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc việc nhận xét đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Việt
60 33 13 2.44 T
Trung bình trung 2.47 T
(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu điều tra)
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các nội dung chỉđạo thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt đã được quan tâm, tuy nhiên mức độ“Tốt” chiếm tỉ lệ vẫn
chưa cao. Có 2/6 nội dung được đánh giá mức độ Tốt là: Chỉđạo tổ chuyên môn, giáo viên nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa môn Tiếng Việt, xây dựng kế hoạch dạy học cho môn học (Tốt = 61,38%); Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung, chương trình môn Tiếng Việt (Tốt = 60,32%).
Trong quá trình quản lý việc chỉđạo thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh ởcác trường Tiểu học trên địa bàn, cán bộ quản lý còn gặp hạn chế trong Chỉđạo giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp và đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học (DTB = 13,21%). Bởi vì một sốgiáo viên chưa mạnh dạn, đổi mới các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; các giờ lên lớp giáo viên vẫn quyen với cách dạy truyền thống. Để thực hiện tốt điều này cần tới vai trò lớn của đội ngũ giáo viên, cán bộnhà trường trong việc tiếp nhận chỉđạo và thực hiện đúng với yêu cầu của cấp quản lý.
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học môn Tiếng Việt của học sinh
Để biết được việc tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở mức độ nào thì cần có sự theo dõi, giám sát nhất là trong việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dạy và học môn Tiếng Việt cho học sinh ở mỗi nhà trường. Tìm hiểu hiệu quả quản lý việc kiểm tra, đánh giá tôi thu được kết quảnhư sau:
Bảng 2.11. Kết quả thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học môn Tiếng Việt của học sinh
TT Nội dung điều tra
Mức độ thực hiện Điểm TB Xếp loại Tốt TB DTB 1
Hướng dẫn giáo viên đánh giá kết quả giáo dục dựa trên mức độ đạt được của học sinh so với yêu cầu về phẩm chất và năng lực
60 35 11 2,46 T
2
Chỉđạo giáo viên thực hiện đánh giá học sinh về các: mặt nhận thức, thái độ, kĩ năng, đóng góp của học sinh
51 35 20 2,29 T
3
Chỉ đạo giáo viên đánh giá kết quả giáo dục học sinh trên cả hai loại thông tin: định tính và định lượng
48 37 21 2,25 TB
4
Chỉ đạo giáo viên sử dụng đa dạng các hình thức đánh giá kết quả giáo dục của học sinh
61 34 11 2,47 T
5
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực hiện tổng hợp kết quả đánh giá kết quả giáo dục của học sinh
72 30 4 2,64 T
Trung bình trung 2.42 T
(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu điều tra)
Bảng 2.11 cho thấy, các nội dung được khảo sát thì việc quản lý giáo viên chủ nhiệm thực hiện tổng hợp kết quảđánh giá kết quả giáo dục của học sinh được cho là Tốt với điểm trung bình 2,64. Theo đó, sau khi thực hiện môn Tiếng Việt thì việc tổng hợp kết quả giáo dục của học sinh là do giáo viên chủ nhiệm phụ trách. Kết quả tổng hợp sẽđược lưu giữ trong hồsơ hoặc sổ theo dõi học sinh. Giáo viên chủ nhiệm sẽ chịu trách nhiệm trước tổ chuyên môn và hiệu trưởng nhà trường về những kết quảđánh giá mà mình đã tổng hợp.
Bên cạnh đó, công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Việt cho học sinh còn được thể hiện ở việc hướng dẫn giáo viên đánh giá kết quả giáo dục dựa trên mức độđạt được của học sinh so với yêu cầu về phẩm chất và năng lực và
Sử dụng đa dạng các hình thức đánh giá kết quả giáo dục của học sinh một cách có hiệu quả. Kết quả khảo sát cho thấy hai nội dung này cũng được đánh giá ở mức Tốt với điểm trung bình từ2,46 đến 2,47. Môn Tiếng Việt trong chương trình giáo dục phổ thông mới đã nêu rõ những yêu cầu về phẩm chất và năng lực cần đạt của học sinh. Do đó, căn cứ trên các yêu cầu đó đểngười giáo viên xem xét và xác định các tiêu chí đểđánh giá học sinh một cách chính xác nhất. Đây cũng là cơ sở để các đối tượng tham gia đánh giá như học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên... đánh giá đúng kết quả giáo dục khi thực hiện dạy học môn Tiếng Viể của học sinh. Việc đánh giá dưới nhiều hình thức như: Tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, đánh giá của cha mẹ học sinh, đánh giá của giáo viên.
Có hai nội dung trong quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục trong môn Tiếng Việt cho học sinh còn thực hiện ở mức Trung bình là Đánh giá kết quả giáo dục học sinh trên cả hai loại thông tin: định tính và định lượng và Thực hiện đánh giá học sinh về các: mặt nhận thức, thái độ, kĩ năng, đóng góp của học sinh với điểm trung bình 2,29 và 2,25. Chẳng hạn trong cứ liệu đánh giá thì việc thu thập thông tin định tính nhiều khi còn chưa được khách quan, nguồn nhận xét còn không được kịp thời. Còn những thông tin định lượng thì dễxác định hơn vì có bài kiểm tra.
Trao đổi thêm với chúng tôi, cô giáo B.T.TH-Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thị Trấn cho biết: Đối với hoạt động chỉđạo giáo viên thực hiện đánh giá học sinh về các: mặt nhận thức, thái độ, kĩ năng, đóng góp của học sinh; ban đầu các thầy cô còn lúng túng vì trước kia quyen với việc kiểm tra cho điểm theo yêu cầu kiến thức, nay trong quá trình dạy phải đánh giá thường xuyên qua các hoạt động học. Trên cơ sởđó nhà trường đã tổ chức chuyên đề về thực hiện đánh giá học sinh theo hướng tiếp cận năng lực, phẩm chất; qua đó giáo viên trong trường cơ bản đã vận dụng tốt việc đánh giá học sinh qua các hoạt động học.
Như vậy, trong việc quản lý kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Việt cho học sinh mặc dù có sự chênh lệch về tính hiệu quảở các nội dung được khảo sát nhưng nhìn chung hiệu quả quản lý vẫn chưa cao, còn nhiều vấn đềkhó khăn cần có thời gian để tháo gỡvà đánh giá chính xác hơn.
2.5. Thực trạng các yếu tốảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới trong các trường Tiểu học huyện Vân Đồn
Để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan tới quản lý dạy học môn Tiếng Việt theo CT GDPTM ở các trường Tiểu học huyện Vân Đồn, tác giả cũng tiến hành khảo sát các đối tượng tham gia phỏng vấn là cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học. Với câu hỏi 3 mức độ, mỗi biện pháp được trả lời “Không Ảnh hưởng”, “Ảnh hưởng trung bình”, “Ảnh hưởng”,. Kết quả khảo sát được tổng hợp tại bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.12. Thực trạng mức độảnh hưởng của các yếu tốđến quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Việt trong các trường tiểu học ở huyện Vân Đồn
TT Yếu tố Mức độ ĐTB Thứ bậc Ảnh hưởng Ảnh hưởng TB Không ảnh hưởng 1 Nhận thức của các lực lượng giáo
dục trong và ngoài nhà trường 64 32 10 2,51 3 2 Phẩm chất, năng lực trình độ
của nhà quản lý 68 35 3 2,61 1