Bối cảnh xã hội và những ảnh hưởng từ bối cảnh xã hội đến sinh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý công tác sinh viên trường cao đẳng sư phạm hà tây trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 27 - 33)

sinh viên và công tác sinh viên

Đào tạo thế hệ sinh viên có phẩm chất đạo đức có hoài bão, năng lực sẽ là nguồn lực quan trọng đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. VI vậy SV cần phải được quan tâm giáo dục, đào tạo, trong quá trình đào tạo ở trường cần được các ban ngành đoàn thể quan tâm động viên khích lệ sinh viên học tập. Sinh viên trong các trường là lực lượng trẻ, khỏe có đặc tính nhạy bén, tiếp thu nhanh về khoa học kỹ thuật, khả năng giao tiếp rộng, nhạy cảm với các vấn đề chính trị xã hội.

Đứng trước bối cảnh kinh tế nước ta theo cơ chế thị trường, đất nước mở cửa, hội nhập với thế giới, sự nghiệp giáo dục cũng đang đổi mới mạnh mẽ. Đảng và nhà nước ta đã dành nhiều cho giáo dục, nhiều sự quan tâm đặc.Công tác QLSV của cán bộ giảng viên có vai trò quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên, rèn luyện nhân cách, nếp sống của

16

Sinh viên ngày nay có rất nhiều cơ hội để phát triển năng lực của bản thân rất nhiều sinh viên đã khẳng định được mình qua các hoạt động của trường, xã hội. Với đặc thù sinh viên sư phạm ngoan ý thức tốt nhưng không phải sinh viên nào cũng nhận thức đúng đắn về quan điểm giáo dục. Sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội đã tác động mạnh đến một số sinh viên có cái nhìn sai lệch về bản sắc văn hóa của người Việt, họ sống buông thả, sống ảo quên đi những nét đẹp của văn hóa dân tộc sao nhãng việc học tập, thậm chí có những sinh viên bị kích động lôi cuốn tham gia vào các hành động vi phạm pháp luật, những nguyên nhân đó một phần là do sự phát triểnnhanh chóng của mạng xã hội.

Ngày nay rất nhiều sinh viên các trường đại học và cao đẳng nói chung sinh viên CĐSP nói riêng dành quá nhiều thời gian để sử dụng mạng xã hội Facebook mục đích của mỗi sinh viên khác nhau có những sinh viên ý thức và kiểm soát được thời gian sử dụng và sử dụng vào mục đích gì thì mạng xã hội mang lại rất nhiều lợi ích cho họ. Nhưng bên cạnh đó cũng có không ít sinh không biết cách điều phối và sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý và có ích, học sống ảo, suy nghĩ ảo quên đi việc học học luôn buồn phiền với mối quan hệ ảo, so sánh ảo, quên đi những gì trước mắt các mối quan hệ giữa bạn bè và người thân trong gia đình khiến họ quên đi mục tiêu quan trọng của cuộc sống. Thay vì chú tâm vào việc học tập tìm kiếm cơ hội cho tương laicác bạn trẻ lại chăm chú để trở thành những anh hùng bàn phím, thậm chí có những bạn đăng tải những thông tin sai lệch với nhiều mục đích khác nhau.

Nhiều nghiên cửa gần đây cho thấy những ai sử dụng mạng xã hội nhiều thì càng tiêu cực hơn thậm chí còn dẫn tới tình trạng trầm cảm do thiếu ngủ ảo tưởng.

Những năm gần đây các trường CĐSP là những trường đào tạo ra đội ngũ giáo viên nằm trong ngành giáo dục những cũng có không ít sinh viên đã phải đi điều trị tâm lý, hoặc bị lôi cuốn theo lối sống ảo không cần học vẫn có cơ hội việc làm tốt lương cao, không ít sinh viên đã bị lừa đảo qua các trang

17

mạng xã hội, bỏ học lao vào kiếm tiền một cách không hợp pháp cuối cùng dính vào lưới pháp luật.

Những tác động đó xẩy ra trong giới trẻ đặc biệt là sinh viên đã giúp họ hình thành tư duy rút ngắn ngôn ngữ sử dụng ngôn ngữ bàn phím thay giấy bút xa dần với cách học truyền thông thay vì sử dụng bộ lão để ghi nhớ giờ ghi nhớ bằng điện thoại thông minh. Vì thế sống trong một môi trường ảo, và cái hiện thực ở đây là cái hiện thực ảo, Về môi trường sống, sinh viên thường theo

học tập trung tại các trường CĐ nên mối quan hệ với gia đình bị hạn chế. Ở Việt Namthực tế là trong số họ hiện nay đang diễn ra quá trình phân hoá, với hai nguyên nhân cơ bản: Do sự tác động của cơ chế thị trường dẫn đến khác biệt giàu nghèo; sự mở rộng quy mô đào tạo khiến trình độ sinh viên chênh lệch lớn ngay từ đầu vào. Dù vậy, vẫn có thể nhìn thấy trong đó những đặc điểm tương đồng dưới đây.

Tính thực tế: Ngày nay SV lựa chọn ngành nghề thực tế hơn, nghề chọn đáp ứng nhu cầu thực tế có chuẩn bị kinh nghiệm cho tương lai, có định hướng sau khi tốt nghiệp cao đẳng đại học.

Tính năng động: Hiện nay có rất nhiều sinh viên ở các trường đại học và cao đẳng chọn phương thức vừa đi học vừa đi làm giúp họ tăng kỹ năng mềm có thêm thu nhập và tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Đấy cũng là nguyên nhân hình thành tư duy kinh tế sinh viên sống thực tế hơn, thích kinh doanh thay vì việc học tập và rèn luyện nhiều sinh viên cùng một lúc học hai trường nên việc học cũng bị chi phối.

Tính cụ thể: Với sinh viên các trường cao đẳng và đại học họ đang có một sự thay đổi trong lý tưởng sống gắn liền với sự định hướng cụ thể. Một

thắc mắc được đặt ra là: thế hệ sinh viên hôm nay sống có lý tưởng không? lý tưởng ấy là gì? có phù hợp giữa lý tưởng của cá nhân và lý tưởng của dân tộc, của nhân loại không? Tôi có thể khẳng định là có, nhưng trong họ đang xuất hiện những đặc điểm lý tưởng có tính thế hệ, lý tưởng gắn liền với bối cảnh đất nước và quốc tế rất cụ thể, lý tưởng hôm nay của sinh viên không phải là sự lựa

18

chọn những mục đích xa xôi, mà hướng đến những mục tiêu cụ thể, gắn liền với lợi ích cá nhân.

Tính cá nhân: Trong sinh viên xuất hiện trào lưu dân chủ hoá, làn sóng công nghệ thông tin và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân ngày càng rõ, đặc biệt với sinh viên sư phạm có học vấn. Số đông sinh viên tự đề cao lợi ích cá nhân hơn lợi ích tập thể, sống ích kỉ thực dụng không biết chia sẻ với bạn bè và cộng đồng, thờ ơ với tất cả mọi việc xung quanh.

1.3.2. Đường lối đổi mới quản lý giáo dục đại học

Thực hiện đường lối đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước, Luật Giáo dục năm 2019 đã chỉ rõ: "Phương pháp đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng" [22]

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (Nghị quyết 29/NQTW) khẳng định: “Đối với giáo dục đạihọc, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục cao đẳng và đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”.

Theo quan điểm của Nghị quyết 29, việc đổi mới phương pháp đào tạo trình độ trình độ đại học phải coi trọng việc nâng cao năng lực tự học, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, từ đó tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng.

Về mặt chương trình và giáo trình cao đẳng, đây là nội dung thể hiện mục tiêu giáo dục cao đẳng; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu

19

trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo phải bảo đảm yêu cầu liên thông với các chương trình giáo dục khác.

Các giáo trình giáo dục cao đẳng phải cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học phải đáp ứng các yêu cầu về phương pháp giáo dục cao đẳng.

Với những yêu cầu trên, mục tiêu chung của giáo dục cao đẳng sư phạm là nghiên cứu khoa học, áp dụng côngnghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế nói chung ngành giáo dục nói riêng.

Đào tạo người học phải tâm huyết với nghề yêu nghề mến trẻ, có đạo đức phẩm chất chính trị, có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực

nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; đáp ứng nhu cầu xã hội.

Quan điểm phát triển giáo dục và đào tạo cao đẳng là phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan.

Từ đó, đào tạo trình độ để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo.

Từ nhận thức đó, sinh viên cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục cao đẳng, bảo đảm cơ chế tự chủ gắn với nâng cao

trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; tập trung đầu tư xây dựng một số trường, khoa, chuyên ngành mũi nhọn, chất lượng cao.

Dựa trên cơ sở đó phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệuquả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng. Từ đó, đổi mới hệ thống theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học,

20

trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; chuẩn hoá, hiện đại hoá giáo dục và đào tạo.

Trên cơ sở này, tập trung đào tạo nhânlực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, cómột số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế.

Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.Đổi mới quản lý các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý, tăng cường tính tự chủ và và phát huy trách nhiệm giải trình của các cơ sở. Điều này đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các trường cao đẳng sư phạm trong bối cảnh hiện nay.

Đối với việc đánh giá kết quả đào tạo cao đẳng và đại học cần theo hướng chú trọng năng lực phân tích, sáng tạo, tự cập nhật, đổi mới kiến thức; đạo đức nghề nghiệp; năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ; năng lực thực hành,năng lực tổ chức và thích nghi với môi trường làm việc.

Công tác quản lý sinh viên hiện nay được xã hội dư luận và nhiều phụ huynh, lãnh đạo các trường ĐH và CĐ quan tâm. Vì thế mô hình quản lý sinh viên trước đây không còn phù hợp. Việc đổi mới quản lý công tác SV là một trong những yêu cầu cần thiết và cấp bách được đặt ra cho các trường ĐH Và cao CĐ nói chung trường CĐSP nói riêng. Để làm như vậy, việc đầu tiên phải làm là nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của công tác quản lý sinh viên cho toàn bộ cán bộ giảng viên nhà trường, toàn bộ cán bộ giảng viên tham gia vào công tác giáo dục và quản lý sinh viên, đặc biệt là cán bộ làm công tác QLSV của nhà trường đặc biệt là các cán bộ, giảng viên trực tiếp quản lý sinh viên ở các khoa nhận thức được tầm quan trọng của công tác QLSV trong bối cảnh hội nhập, tác động của cơ chế thị trường gắn liền với sự phát triển của nhà trường để tất cả các thành

21

viên trong nhà trường hiểu sâu sắc ý nghĩa của công tác quản lý sinh viên không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, phòng công tác sinh viên mà là trách của toàn bộ cán bộ giảng viên nhân viên trong trường.

Cần nâng cao chất lượng, năng lực của đội ngũ làm công tác quản lý sinh viên phải xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý SV chuyên nghiệp, có tinh thần trách nhiệm yêu nghề bắt kịp được với xu thế hội nhập.

- Đưa công nghệ thông tin vào việc quản lý sinh viên của nhà trường nhằm tăng cường hiệu quả quản lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý công tác sinh viên trường cao đẳng sư phạm hà tây trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)