Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý công tác sinh viên trường cao đẳng sư phạm hà tây trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 45 - 48)

1.6.2.1. Yếu tố từ gia đình sinh viên

Gia đình có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên, gia đình tạo nền tảng quan trọng trong sự nghiệp học tập và rèn luyện của sinh viên. Nếu một SV được sinh ra trong gia đình có truyền thống học tập, có trình độ học vấn quan tâm đến việc học của con, thì tất nhiên sinh viên đó sẽ

hình thành cho mình ý thức học tập và tu dưỡng, cha mẹ quan tâm tạo điều kiện cho SV có thời gian tập trung vào việc học tập để đạt được kết quả cao. Trong trường hợp SV sinh ra trong gia đình không coi trọng việc học tập, thiếu giáo dục hoặc giáo dục không khoa họcviệc đó gây ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của SV dễ xa vào tệ nạn xã hội khi họ sống xa nhà.

1.6.2.2. Yếu tố củasự phát triển mạnh mẽ của CNTT & TT

Điện thoại thông minh, mạng xã hội xuất hiện đã làm thay đổi thói quen tư duy trong học tập sinh hoạt của giới trẻ, trong đó có SV chịu ảnh hưởng nhất từ việc này. Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp rất nhiều cho sinh viên thuận tiện hơn trong việc liên hệ và trao đổi với giảng viên, ngoài ra còn giúp cho SV dễ dàng lấy được tài liệu thông tin trên mạng phục vụ cho viện học tập. Nhưng đây cũng là lý do khiến cho bộ phận không nhỏ SV phụ thuộc vào công nghệ mà lầm tưởng nó có thể thay thế việc học tập trên lớp và gặp gỡ trực tiếp để thảo luận, góp ý. Có những SV không bao giờ ghi chép trên lớp khi GV dạy các bạn dùng điện thoại chụp lại, nhưng các bạn không hiểu điện thoại chứa rất nhiều ảnh đến lúc muốn tìm lại là rất khó, phần lớn sinh viên dựa vào

mạng internet khi GV ra bài tập SV tìm kiếm trên mạng, thông tin trên mạng nhiều khi không sát không chính xác và cũng chính vì điều đó SV đã mất đi tính tư duy, sáng tạo tạo nên tạo ra sức ì quá lớn, SV hiện nay cho rằng Facebook có sức hấp dẫn và thú vị hơn việc đọc một tài liệu, sách, một giáo trình, tác động mạnh mẽ của mạng xã hội khiến SV lười tư duy, thui chột khả

34

năng sáng tạo, ngoài ra mạng xã hội càng phát triển khiến SV thụ động hơn ngại giao tiếp và tiếp xúc với xã hội.

1.6.2.3. Yếu tố từ sự phát triển của kinh tế thị trường và xu thế hội nhập

Yếu tố điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương tác động đến

sinh viên.

Các yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội tại địa phương là những yếu tố môi trường sống ảnh hưởng đến sinh viên trong quá trình học tập tại trường. Nếu Kinh tế tại địa phương phát triển, công nghệ thông tin phát triển cơ chế mở cửa, sinh viên sẽ có điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin một cánh dễ dàng hơn điều đó cũng ảnh hưởng đến xu thế hoạt động, tạo những điều kiện thuận lợi cho SV trong việc học tập và rèn luyện của sinh viên. Những đặc điểm xã hội tại địa phương như văn hóa, phong tục,... ít nhiều cũng có phần ảnh hưởng đến cách ứng xử của SV. Nếu tình hình an ninh, trật tự xã hội tại địa phương đảm bảo, SV yên tâm học tập và rèn luyện, vấn đề quản lý công tác SV của nhà trường cũng thuận lợi. Ngược lại, nếu tình hình an ninh, trật tự xã hội tại địa phương chưa tốt, có nhiều tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy thì sẽ gây những ảnh hưởng không thuận lợi cho sinh viên trong quá trình sinh sống, học tập tại địa bàn. Bên cạnh đó SV là những đối tượng đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách. Do vậy, nếu CBQL công tác sinh viên không nắm được những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực từ môi trường sống đến SV thì sẽ

không kịp thời đưa ra các quyết định hỗ trợ hoặc can thiệp, giáo dục kịp thời. Trải qua nhiều năm đổi mới đất nước ta đã có nhiều thay đổi rõ rệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội nước ta có những thay đổi lớn. Chính trị ổn định, kinh tế có những bước thay đổi, tỉ số tăng trưởng cao hơn, Văn hóa xã hội có tiến bộ nhiều trên mọi mặt, đời sống tinh thần của người dân đã được cải thiện. Điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi tạo điều kiện cho sự phát triển về GD và đào tạo. Đầu tưcho GD không ngừng được tăng lên, được sự ủng hộ của xã hội, sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà

35

nước và toàn xã hội , điều kiện sống và học tập của sinh viên không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi nêu trên, nền kinh tế nước ta cũng tồn không ít những hạn chế ảnh hưởng đến giáo dục và đào tạo.

Với toàn bộ điều kiện kinh tế, xã hội nói chung và địa phương nói riêng trên với những mặt tích cực và tiêu cực của chúng đang từng ngày từng giờ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến SV. Vì vậy mục tiêu đề ra cho các nhà quản lý GD là phải làm thế nào để hạn chế tối thiểu những tác động bất lợi cho SV yên tâm học tập, tiếp thu những tinh hoa văn hóa dân tộc, và học tập rèn luyện vì mục GD của đất nước.

Kết luận chương 1

Quản lý công tác sinh viên trong trường Cao đẳng sư phạm là nhiệm vụ trọng yếu trong công tác đào tạo của các trường Cao đẳng sư phạm hiện nay. Qua nghiên cứu về vấn đề này tác giả đã tổng thuật một số khái niệm liên quan đến đề tài như. Quản lý, Quản lý giáo dục, Quản lý trường học, Quản lý sinh

viên... đồng thời xác định những nội dung cơ bản của quản lý công tác sinh viên theo tiếp cận nội dung hiện nay bao gồm: Quản lý công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên; quản lý công tác sinh viên nội trú,

ngoại trú; quản lý công tác thực hiện chính sách sinh viên; quản lý công tác đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên; Quản lý công tác hỗ trợ, tư vấn cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm, Trong Bối cảnh đổi mới hiện nay, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác sinh viên. Sự tác động giữa các yếu tố đó là vấn đề quản lý nhà trường cần quan tâm phân tích và làm rõ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến QLCTSV. Những cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc tìm hiểu và phân tích thực trạng cũng như đề xuất cácbiện pháp QLCT SV trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây hiện nay.

36

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ TÂY TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý công tác sinh viên trường cao đẳng sư phạm hà tây trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)