Thực trạng công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý công tác sinh viên trường cao đẳng sư phạm hà tây trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 56 - 59)

đạo đức, lối sống cho sinh viên

Để khảo sát thực trạng hoạt động tuyên truyền, giáo dụcsinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây, tác giả đã sử dụng phiếu điều tra số 1, Phụ lục 1. Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2. Ý kiến của CBQL, chuyên viên, GV, SV về thực trạng hoạt động tuyên truyền, giáo dục sinh viên của Trường CĐSP Hà Tây

STT Nôi dung hoạt động giáo dục Đối tượng khảo sát Ý kiến đánh giá Tốt khá Trung bình Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1

Tuyên truyền, giáo dục về đường lối lãnh đạo của Đảng, chủ trương, mục tiêu phát triển giáo dục trong bối cảnh hiện nay

CBQL, CV, GV 15 37,5 16 40 9 22,5 SV 135 67,5 45 22,5 20 10 2 Phổ biến, giáo dục pháp luật có liên quan đến sinh viên trường CĐSP HT. CBQL, CV, GV 19 47,5 17 42,5 4 10 SV 145 72,5 35 17,5 20 10

45 3

Thông tin hướng dẫn sinh viên về quy chế SV của Bộ GD&ĐT; nội quy, quy định của nhà trường CBQL, CV, GV 19 47,25 15 37,5 6 15 SV 105 52,25 75 37,5 20 25 4 Tổ chức/phối hợp tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động chính trị xã hội cho SV CBQL, CV, GV 10 25 15 37,5 15 37,5 SV 50 25 95 47,5 55 27,5 5 Tổ chức, hướng dẫn sinh viên tham gia các hoạt động đối thoại sinh viên, diễn đàn sinh viên bày tỏ nguyện vọng CBQL, CV, GV 18 45 20 50 2 5 SV 90 45 70 35 40 20 6 Công tác phát triển Đảng

trong sinh viên

CBQL, CV, GV 25 62,5 12 30 3 7,5 SV 138 69 42 21 20 10 7

Tổ chức giáo dục văn hóa học đường, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, lành mạnh cho sinh viên CBQL, CV, GV 20 50 15 37,5 5 12,5 SV 139 69,5 43 21,5 18 9

Qua kết quả điều tra bằng phiếu hỏi các nội dung liên quan đến thực trạng tuyên truyền, giáo dục sinh viên nhà trường cho thấy việc tuyên truyền, giáo dục sinh viên được đánh giá cao và có sự đồng thuận trong các ý kiến trả lời của các đối tượng khảo sát.

46

Hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên được nhà trường chú trọng và thực hiện bằng nhiều hình thức. Hàng năm, Phòng Công tác học sinh, sinh viên phụ trách tổ chức sinh hoạt chính trị đầu năm, đầu khóa, cuối khóa theo đúng quy định. Trong các buổi sinh hoạt chính trị đầu năm, đầu khóa, việc đôn đốc, kiểm diện sinh viên và tổ chức cho sinh viên viết bài thu hoạch được thực hiện nghiêm túc. Nhà trường cũng quan tâm đổi mới phương thức tuyên truyền, kết hợp giữa hoạt động tuyên truyền, lên lớp của báo cáo viên với tổ chức hoạt động nghiên cứu tài liệu học tập chính trị đầu năm, đầu khóa cho sinh viên. Các nội dung liên quan đến giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên

còn được Phòng Công tác SV đôn đốc các GV chủ nhiệm tích hợp trong các buổi sinh hoạt lớp, tích hợp trong chương trình các hoạt động kỷ niệm ngày lễ lớn, các khẩu hiệu hành động của nhà trường. Bên cạnh đó, nhà trường còn tổ chức đối thoại với sinh viên hàng năm, hàng tháng, và hàng tuần đều dành thời gian tiếp sinh viên nhằm giải đáp thắc mắc, định hướng kịp thời cho sinh viên các vấn đề liên quan đến tư tưởng, định hướng đổi mới,… để các em yên tâm học tập.

Qua quan sát thực tế tại trường việc triển khai công tác phát triển Đảng trong sinh viên được đánh giá cao nhất. Công tác này được đánh giá cao do hàng năm nhà trường rất quan tâm đến công tác phát triển Đảng trong sinh viên ngay từ khi sinh viên mới nhập học các đoàn hội trong trường đã theo dõi giám sát sinh viên, giúp sinh viên phát triển năng lực trong học tập và hoạt động phong trào sau 3 năm học có rất nhiều em được cử đi học lớp cảm tình Đảng và kết nạp được 20-25 sinh viên/năm.

Công tác giáo dục văn hóa học đường, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, lành mạnh cho sinh viên được cán bộ giảng viên và sinh viên đánh giá rất tốt. Phòng Công tác HS-SV phối hợp với phòng Đào tạo và các khoa tổ chức thực hiện tuyên truyền, giáo dục sinh viên thực hiện các nội quy, xây dựng văn hóa học đường trong nhà trường. Nhà trường quán triệt lãnh đạo, chuyên viên, giáo viên chuẩn mực trong hành vi giao tiếp, ứng xử,

47

trong xử lý công việc nội vụ. Nội dung giáo dục về văn hóa học đường cũng được đưa vào các giờ sinh hoạt lớp, hoạt động tập thể tuyên truyền giáo dục

sinh viên.

Công tác Tổ chức/phối hợp tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cho SV được Phòng Công tác HS-SV quan tâm. Hàng năm, Phòng được nhà trường giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong trường tổ chức các hoạt động lớn như Gala sinh viên, Thi tiếng hát Sinh viên, Tổ chức giải bóng đá, bóng chuyền,…; Qua điều tra kết quả đánh giá thấp nhất qua quan sát thực tế tác giả nhận thấy công tác phối hợp trong việc tổ chức tuyên truyền giáo dục cho sinh viên của trường làm chưa tốt các hoạt động tổ chức còn độc lập không phối hợp tổ chức.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý công tác sinh viên trường cao đẳng sư phạm hà tây trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)