Thực trạng quản lý công tác tư vấn, hỗ trợ cho sinh viên trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý công tác sinh viên trường cao đẳng sư phạm hà tây trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 85 - 87)

CĐSP Hà Tây

Để thu thập thông tin về thực trạng thực hiện nội dung quản lý công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra an-két để trưng cầu ý kiến CB, GV. Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.13. Đánh giá của CB, GV về thực trạng quản lý công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên của Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây

STT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá TB Thứ

bậc

Tốt BT Chưa

tốt

1 Xây dựng mục tiêu, quy trình tư

vấn sinh viên 27 35 13 2.19 1

2 Xây dựng mạng lưới, kênh thông

tin tư vấn SV 25 38 12 2.17 2

3 Bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho đội ngũ cán bộ,

CV, GVCN

19 31 25 1.92 5

4 Tổ chức, phối hợp các lực lượng

trong tư vấn, hỗ trợ sinh viên 28 31 16 2.16 3

5 Huy động và tổ chức sử dụng hợp lý các nguồn lực trong công tác

hỗ trợ SV 24 38 13 2.15 4

6 Tổ chức một số dịch vụ hỗ trợ

việc học tập và rèn luyện cho SV 15 24 36 1.72 6

Qua kết quả khảo sát bảng trên cho thấy, các nội dung đánh giá về quản lý công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên của nhà trường dao động từ 1.72 điểm đến 2.19 điểm. ĐIều này cho thấy thực trạng quản lý công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên của nhà trường chưa được đánh giá cao.

74

Công tác xây dựng mục tiêu, quy trình tư vấn sinh viên, Bồi dưỡng đội

ngũ cán bộ, chuyên viên tư vấn, hỗ trợ sinh viên được đánh giá mức độ bình

thường. Hiện nay Phòng chưa có cán bộ tư vấn chuyên trách, cán bộtư vấn là chuyên viên, cố vấn học tập, GVCN nên công tác tư vấn còn gặp nhiều khó

khăn và hạn chế, GVCN là người sinh viên muốn được tư vấn và chia sẻnhưng

trên thực tế họkhông được tập huấn, giao nhiệm vụ tư vấn cụ thể. Vì vậy, đội

ngũ chuyên viên, GVCN cần được bồi dưỡng thêm vềnăng lực, kỹnăng tư vấn và tham vấn từđó giúp họ tựtin hơn với công việc, công tác tư vấn mới có hiệu quả và thu hút được sinh viên.

Công tác huy động và tổ chức sử dụng hợp lý các nguồn lực trong hỗ trợ sinh viên được nhà trường và Phòng rất quan tâm đến đối tượng sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong học tập. Đoàn TN, Hội SV liên tục tổ chức quyên góp ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn giúp các bạn có thêm thu nhập bằng nhiều hình thức, câu lạc bộ gia sư của trường luôn ưu tiên các bạn thuộc đối

tượng có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

Về việc xây dựng mạng lưới, kênh thông tin tư vấn, tác giảđã phỏng vấn sâu cán bộ làm công tác cố vấn Cô P.T.Q (giảng viên) được biết số sinh viên có nhu cầu tư vấn không nhiều, nhưng khi tác giả phỏng vấn GVCN Cô P.T.P

được biết khi sinh viên cần đến sự hỗ trợ thường các em tìm đến GVCN lớp.

Qua đây ta thấy quản lý công tác tư vấn của trường CĐSP Hà Tây chưa thật sự

thu hút và tạo niềm tin ở sinh viên. Dựa trên tất cả các nội dung trong quản lý

công tác tư vấn nhà trường cần tìm ra biện pháp phù hợp cho việc quản lý công tác này có hiệu quả và chất lượng.

Tóm lại, quản lý công tác tư vấn hỗ trợ sinh viên của trường tuy đã thành

lập Hội đồng cố vấn nhưng hoạt động chưa đạt hiệu quả mong muốn. Nguyên

nhân là do chưa xây dựng kế hoạch, chương trình tư vấn, hỗ từng đối tựợng SV cụ thể, thiếu những đánh giá có chiều sâu, để tìm hiểu nguyên nhân của từng

nhóm đối tượng. Vì thế, nhà trường cần quan tâm đổi mới quản lý công tác tư

75

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý công tác sinh viên trường cao đẳng sư phạm hà tây trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)