Năm 2019, Trung tâm y tế quận Hải An sử dụng 18/27 nhóm tác dụng dược lý theo phân loại của Thông tư số 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018[10] và sử dụng 9/11 nhóm tác dụng dược lý theo phân loại của Thông tư số 05/2015/TT-BYT ngày 17/3/2015[8]. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nhóm thuốc tác dụng dược lý của Trung tâm y tế quận Hải An nhiều hơn cơ cấu của Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn - Hà Nội (năm 2018) theo phân loại của Thông tư số 30/2018/TT-BYT là 14/27 nhóm và theo phân loại của Thông tư số 05/2015/TT-BYT là 7/11 nhóm[26]; ít hơn của bệnh viện đa khoa Đan
50
Phượng - Hà Nội về nhóm thuốc hóa dược năm 2018 là 21/27 nhóm nhưng nhiều hơn về nhóm thuốc đông y-thuốc từ dược liệu năm 2018 là 6/11 nhóm[28]. Với danh mục thuốc sử dụng gồm 18/27 nhóm thuốc hóa dược và 9/11 nhóm thuốc đông y-thuốc từ dược liệu là phù hợp với Trung tâm y tế hạng III như Trung tâm y tế quận Hải An.
Thuốc hóa dược chiếm phần lớn kinh phí sử dụng thuốc với 88,3% SKM và 86,4% GTSD. Trong 18 nhóm tác dụng dược lý của thuốc hóa dược đã sử dụng năm 2019 tại Trung tâm, có 03 nhóm tác dụng dược lý chiếm tỷ lệ về giá trị sử dụng nhiều nhất là: Nhóm thuốc tim mạch chiếm tỷ lệ 34,2% GTSD (tương ứng với 3.653.804,3 nghìn đồng), nhóm thuốc Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết chiếm 21,3% GTSD (tương ứng với 2.278.857,6 nghìn), nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm 21,2% GTSD (tương ứng với 2.270.212,7 nghìn đồng). Từ kết quả phân tích danh muc thuốc theo nhóm tác dụng dược lý trên có thể thấy gánh nặng từ các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường ngày càng tăng. Theo Bộ Y tế, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật kép, trong khi tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm đã giảm, các bệnh không lây nhiễm chủ yếu như tim mạch, đái tháo đường và COPD đang gia tăng nhanh, chiếm tới 73% tổng số ca tử vong và 66% tổng gánh nặng bệnh tật[21] . Do vậy, tỷ lệ sử dụng các nhóm thuốc điều trị ở trên là hợp lý. Trong các nghiên cứu tại các bệnh viện và Trung tâm y tế khác năm 2018 trên cả nước, cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý về GTSD như sau: tại BVĐK Vân Đình, xếp thứ nhất là nhóm thuốc tim mạch (29,2%), thứ hai là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (19,8%), thứ ba là nhóm thuốc Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết (19,0%)[33]; tại BVĐK huyện Đan Phượng - Hà Nội, xếp thứ nhất là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (39,96%), thứ hai là nhóm thuốc Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết (16,83%), thứ 3 là nhóm thuốc tim mạch (8,78%)[28]; tại TTYT huyện Sóc
51
Sơn - Hà Nội, xếp thứ nhất là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (23,82%), thứ hai là nhóm thuốc tim mạch (21,34%), thứ ba là nhóm Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết[26]; tại BVĐK huyện Phù Yên - Sơn La, xếp thứ nhất là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (51,85%), thứ hai là nhóm thuốc tim mạch (8,22%), thứ ba là nhóm thuốc đường tiêu hóa (7,49%)[25]. Qua số liệu của các nghiên cứu trên có thể thấy, đa số các Bệnh viện và TTYT đều có nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng giá trị sử dụng thuốc của đơn vị, việc sử dụng kháng sinh không chỉ để điều trị bệnh mà còn được sử dụng trong dự phòng nhiễm khuẩn. Điều đó cho thấy nhu cầu sử dụng kháng sinh trong điều trị tại các bệnh viện và TTYT ngày càng tăng.
Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu chiếm 11,7% SKM và 13,6% GTSD trong DMTSD tại TTYT quận Hải An. Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu được sử dụng chủ yếu để phối hợp cùng hoặc thay các thuốc hóa dược nhằm hỗ trợ, điều trị, nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân; chủ yếu sử dụng tập chung ở các nhóm thuốc như nhóm thuốc an thần, định chí, dưỡng tâm (3,8%) và nhóm thuốc khu phong trừ thấp (3,0%). Năm 2019, Thủ tướng chính phủ đã có “quyết định ban hành chương trình pháttriển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030”[11] nhằm khuyến khích sử dụng thuốc đông y-thuốc từ dược liệu.
Kết quả phân tích cơ cấu nhóm thuốc tim mạch theo phân nhóm tại TTYT Hải An cho thấy về giá trị sử dụng, thuốc điều trị tăng huyết áp chiếm tỷ lệ nhiều nhất (63,1%), thứ hai là thuốc chống đau thắt ngực (18,3%), thứ 3 là thuốc hạ lipit máu (15,9%). Điều này là phù hợp với mô hình bệnh tật chung của các bệnh không lây nhiễm thời điểm hiện nay. Chính vì vậy, Trung tâm cần quan tâm và có kế hoạch cung ứng phù hợp với nhóm thuốc này nhằm đảm bảo các bệnh nhân mạn tính không bị thiếu thuốc trong quá trình điều trị.
52
Kết quả phân tích cơ cấu nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn theo phân nhóm về giá trị sử dụng cho thấy, nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn được sử dụng nhiều nhất (69,5%), tiếp theo là nhóm thuốc chống virus (27,0%), cuối cùng là thuốc chống nấm (3,5%). Trong nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc kháng sinh nhóm Beta-lactam được sử dụng nhiều nhất (62,8%), trong nhóm Beta-lactam thì thuốc nhóm Penicilin chiếm tỷ lệ về giá trị sử dụng lớn nhất (23,8%), tiếp đến là nhóm Cephalosporin thế hệ 3, Cephalosporin thế hệ 2, Cephalosporin thế hệ 1, Quinolon. Kết quả phân tích cơ cấu sử dụng về giá trị sử dụng nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn tại TTYT quận Hải An cũng tương tự như kết quả phân tích cơ cấu nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn tại một số bệnh viện và TTYT khác: tại TTYT huyện Pác Nặm-Bắc Kạn(năm 2018) thuốc nhóm Beta-lactam chiếm 83,48%, trong đó nhóm Penicilin chiếm 39,48%[27]; tại BVĐK khu vực La Gi - Bình Thuận (năm 2018) thuốc nhóm Beta-lactam chiếm 89,87%, trong đó nhóm Penicilin chiếm 64,99%[35]; tại BVĐK huyện Đan Phượng (năm 2018) thuốc nhóm Beta-lactam chiếm tỷ lệ 81,65 %[28].
Trong khi các bệnh lây nhiễm có xu hướng giảm, song nhu cầu sử dụng kháng sinh trong các cơ sở khám, chữa bệnh vẫn còn rất cao và còn có xu hướng tăng lên. Việc cơ cấu thuốc chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ lớn về giá trị sử dụng trong DMTSD tại các cơ sử y tế phản ánh mức độ phức tạp của các bệnh lây nhiễm, do tình hình kháng kháng sinh ngày một gia tăng. Một trong những nguyên nhân gây nên thực trạng kháng thuốc kháng sinh là do các bác sỹ điều trị kê đơn thuốc lạm dụng kháng sinh, chỉ định kháng sinh không phù hợp hoặc lạm dụng kháng sinh đắt tiền, kháng sinh thế hệ cao[12]. Do đó, cần phải có chính sách quản lý kháng sinh trong bệnh viện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại quyết định số 772/QĐ-BYT ngày 04/03/2016 về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện”[15]
53
4.1.3. Về cơ cấu thuốc hóa dược theo thuốc biệt dược gốc, thuốc generic
Theo thông tư 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế quy định ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế (INH), hạn chế sử dụng tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể. Thuốc generic có giá thành thấp hơn thuốc mang tên biệt dược nên được khuyến khích sử dụng để giảm thiểu chi phí điều trị[7]. Năm 2019, TTYT quận Hải An sử dụng chủ yếu là thuốc generic với tỷ lệ GTSD đạt 93,9%, thuốc biệt dược gốc chỉ chiếm 6,6% về SKM và 6,1% về GTSD. Tỷ lệ sử dụng biệt dược gốc tại TTYT quận Hải An tương đương so với nghiên cứu BVĐK huyện Đan Phượng - Hà Nội (năm 2018) là 7,24%[28]. Cao hơn so với các nghiên cứu tại TTYT huyện Phù Yên - Sơn La (năm 2018) là 1,75%[25]; BVĐK khu vực La Gi - Bình Thuận (2018) là 2,01%[35]. Thấp hơn so với các nghiên cứu tại TTYT huyện Sóc Sơn - Hà Nội (năm 2018) là 9,41%[26].
Năm 2017, BHXH Việt Nam đã có công văn về việc thống nhất tỷ lệ sử dụng biệt dược gốc tại các tuyến điều trị theo chỉ đạo của Chính phủ, trong đó có nêu rõ tỷ lệ sử dụng thuốc biệt dược gốc năm 2016 trên cả nước: Tỷ lệ sử dụng biệt dược gốc tại bệnh viện tuyến trung ương bằng 47% số chi thuốc tại bệnh viện tuyến trung ương, tại tuyến tỉnh bằng 24% số chi thuốc tại bệnh viện tuyến tỉnh và tại tuyến huyện bằng 7% số chi thuốc tại bệnh viện tuyến huyện[13].
Việc lựa chọn thuốc generic nhóm 1 để thay thế thuốc biệt dược gốc có thể là một biện pháp giúp giảm chi phí điều trị do giá thành thuốc Generic thấp hơn? Tuy nhiên theo kết quả của một khảo sát tại Mỹ năm 2000, việc sử dụng nhiều thuốc biệt dược gốc so với thuốc generic giúp giảm chi phí điều trị, thời gian nằm viện trung bình cũng như tỷ lệ bệnh tật tử vong[24].
54