Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế quận hải an thành phố hải phòng năm 2019 (Trang 64 - 65)

Về GTSD không có sự chênh lệch nhiều giữa thuốc sản xuất trong nước so với thuốc nhập khẩu. Tỷ lệ về GTSD của thuốc sản xuất trong nước là 50,5% và thuốc nhập khẩu là 49,5%, về số khoản mục thì tỷ lệ có sự chênh lệch giữa thuốc sản xuất trong nước so với thuốc nhập khẩu, tỷ lệ số khoản mục của thuốc sản xuất trong nước là 65,8% và thuốc nhập khẩu là 34,2%.

So sánh tỷ lệ sử dụng thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ của TTYT quận Hải An với các bệnh viện, TTYT cùng tuyến quận, huyện khác như: TTYT huyện Sóc Sơn - Hà Nội (2018) thuốc sản xuất trong nước có tỷ lệ về SKM là 71,08% và GTSD là 65,87%[26]; TTYT huyện Thanh Ba - Phú Thọ (2017) thuốc sản xuất trong nước có tỷ lệ về SKM là 59,26% và GTSD là 48,98%[32]; TTYT huyện Pác Nặm - Bắc Kạn (2018) thuốc sản xuất trong nước có tỷ lệ về SKM là 66,98% và GTSD là 64,54%[27]. Qua các so sánh trên có thể thấy các bệnh viện, TTYT tuyến quận, huyện có tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước về cả SKM và GTSD thường cao hơn thuốc nhập khẩu, một phần do các bệnh viện hay các TTYT tuyến quận huyện ít triển khai các kỹ thuật phức tạp, các chuyên khoa sâu, các bệnh nhân nặng thường chuyển lên tuyến trên để điều trị nên việc sử dụng thuốc ngoại nhập cũng phần nào hạn chế được. Trong báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” của Bộ Y tế: năm 2018, tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc trong nước ở tuyến huyện tăng lên 76,62%, tuyến tỉnh tăng lên hơn 57%. Trên 50% các tỉnh đạt tỷ lệ từ 50% trở lên về giá trị sử dụng thuốc trong nước. Trong thông tư 21/2013/TT-BYT cũng quy định ưu tiên thuốc sản xuất trong nước khi lựa chọn thuốc sử dụng trong bệnh viên[7]. Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BYT ngày 28/3/2019 ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp[16]. Qua các số liệu so sánh cũng như định

56

hướng của Bộ Y tế, TTYT quận Hải An cũng cần cân nhắc việc thay thế sử dụng các thuốc nhập khẩu bằng các thuốc sản xuất trong nước tương đương khi xây dựng danh mục thuốc dự kiến sử dụng cho các năm tiếp theo. Điều đó sẽ giúp cho đơn vị tiết kiệm được nguồn quỹ của đơn vị đồng thời làm giảm chi phí điều trị, giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh, và làm thúc đẩy nên công nghiệp Dược trong nước phát triển hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế quận hải an thành phố hải phòng năm 2019 (Trang 64 - 65)