Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo đường dùng

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế quận hải an thành phố hải phòng năm 2019 (Trang 65 - 66)

Theo Thông tư 23/2011/TT-BYT về hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh thì: “Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với thuốc chỉ dùng đường tiêm”[5]. Thuốc đường tiêm có giá thành cao hơn các đường dùng khác do quy trình sản xuất đòi hỏi các yêu cầu khắt khe hơn (độ vô khuẩn, độ tinh khiết, độ tan…) chi phí bao bì cũng cao hơn. Ưu điểm của dạng thuốc tiêm là không bị phá hủy bởi dịch vị dạ dày, dịch ruột, mật, men gan, tác dụng tương đối nhanh, đặc biệt là thuốc tiêm tĩnh mạch, tiêm truyền, thuốc được đưa thẳng vào hệ tuần hoàn. Tuy nhiên đừng tiêm cũng làm tăng nguy cơ tai biến, chi phí điều trị và khi gặp ADR thì xử lý sẽ khó khăn hơn các dạng thuốc khác.

Tại TTYT quận Hải An, thuốc đường uống chiếm tỷ lệ cao nhất cả về SKM và GTSD với 69,7% SKM và 82,0% GTSD. Thuốc đường tiêm - truyền đứng thứ 2 về SKM 20,6% và GTSD đạt 15,9%. Tỷ lệ này cũng tương đương với tỷ lệ trong các nghiên cứu tại các bệnh viện, TTYT tuyến huyện như: tại BVĐK huyện Gò Quao - Kiên Giang (2015) thuốc đường uống chiếm 70,50% SKM và 79,40% GTSD, thuốc đường tiêm chiếm 23,80% SKM và 18,30% GTSD[31]; tại TTYT huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An (2015) thuốc đường uống chiếm 57,30% SKM và 70,40% GTSD, thuốc đường tiêm chiếm 32,80% SKM và 26,40% GTSD[23]; tại BVĐK huyện Kiến Thụy - Hải Phòng (2017) thuốc

57

đường uống chiếm 62,00% SKM và 68,10% GTSD, thuốc đường tiêm chiếm 31,30% SKM và 30,00% GTSD[29].

Qua số liệu sử dụng thuốc của TTYT quận Hải An, thuốc đường tiêm đưuọc sử dụng khá thận trọng, điều đó cho thấy cá bác sỹ của Trung tâm đã chấp hành và thực hiện đúng quy chế chuyên môn về sử dụng thuốc. Thuốc tiêm chỉ sử dụng trong các bệnh lý cấp tính để đạt hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên vẫn cần phải rà soát và cân nhắc lựa chọn thuốc do chi phí sử dụng thuốc tiêm cao hơn nhiều so với dạng thuốc uống, vì vậy cần giám sát chặt chẽ việc sử dụng thuốc dạng đường tiêm để hạn chế tai biến và tiết kiệm chi phí điều trị.

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế quận hải an thành phố hải phòng năm 2019 (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)