An thành phố Hải Phòng năm 2019 theo phương pháp phân tích ABC và ABC/VEN
4.2.1. Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC ABC
Kết quả phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích BAC cho thấy: Nhóm thuốc hạng A chiếm 19,8% SKM gồm 51 khoản nhưng chiếm 80,0% GTSD, nhóm thuốc hạng B chiếm 19,5% SKM gồm 50 khoản và chiếm 15,0% GTSD, nhóm thuốc hạng C chiếm 60,7% SKM gồm 156 khoản và chỉ chiếm 5,0% GTSD. Kết quả này khá tương đồng với các bệnh viện tuyến huyện khác như: tại TTYT huyện Thanh Ba - Phú Thọ (năm 2017) nhóm thuốc hạng A chiếm 17,13% SKM, nhóm thuốc hạng B chiếm 20,83% SKM, nhóm thuốc hạng C chiếm 62,04% SKM[32]; tại BVĐK Vân Đình - Hà Nội (năm 2018) nhóm thuốc hạng A chiếm 18,00% SKM, nhóm thuốc hạng B chiếm 19,10% SKM, nhóm thuốc hạng C chiếm 62,90% SKM[33]; tại BVĐK huyện Đan Phượng - Hà Nội (năm 2018) nhóm thuốc hạng A chiếm 22,18% SKM, nhóm thuốc hạng B chiếm 21,84% SKM, nhóm thuốc hạng C chiếm 55,97%
59
SKM[28]. Theo Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện: thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10 - 20% tổng số sản phẩm, hạng B chiếm 10 - 20% và còn lại là hạng C chiếm 60 - 80%[7]. Như vậy, các thuốc hạng A,B,C trong DMTSD tại TTYT quận Hải An có tỷ lệ hoàn toàn hợp lý so với khuyến cáo của Bộ Y. Tuy nhiên, do nhóm thuốc hạng A chiếm GTSD lớn trong danh mục (80,0%) nên cần được xem xét và phân tích sâu hơn.
Phân tích cơ cấu các thuốc hạng A theo nhóm tác dụng dược lý cho thấy, các thuốc hạng A gồm 10 nhóm tác dụng dược lý, trong đó có 03 nhóm chiếm giá trị sử dụng nhiều nhất đó là: nhóm thuốc tim mạch (36,2%), nhóm hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết (23,8%), nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (23,4%). Kết quả này cũng tương đồng và phù hợp với phân tích cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng tại Trung tâm theo nhóm tác dụng dược lý. Điểm đáng lưu ý trong danh mục thuốc hạng A, mặc dù không có nhóm Vitamin và khoáng chất nhưng trong nhóm lại có các thuốc đông y, thuốc từ dược liệu với 7 khoản mục và chiếm 11,4% về GTSD thuốc của nhóm A. Số liệu này cho thấy TTYT quận Hải An không sử dụng các thuốc nhóm Vitamin và khoáng chất, nhưng lại thay thế bằng các thuốc đông y, thuốc từ dược liệu với số lượng sử dụng nhiều hoặc giá thành cao. Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu đa số được xếp vào nhóm vì hầu hết thuốc nhóm này được sử dụng mới mục đích hỗ trợ cho điều trị. Vì vậy, Trung tâm cần xem xét lại việc sử dụng các thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, lựa chọn các thuốc có giá thành rẻ hơn nhằm tiết kiệm nguồn quỹ của đơn vị và tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Thuốc hạng A chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách mua thuốc của Trung tâm vì vậy cần phải được quản lý chặt chẽ. Trong cơ cấu phân tích 10 thuốc chiếm tỷ lệ về GTSD lớn nhất của thuốc hạng A tại Trung tâm, không có các khoản mục thuốc trùng nhau về hàm lượng, đường dùng và các khoản mục thuốc có giá thành khác nhau. Đây là một điểm rất tốt cần phát huy trong việc xây dựng
60
danh mục thuốc của trung tâm vì nếu để điều đó xảy ra sẽ gây khó khăn cho việc quản lý đồng thời gây lãng phí nguồn quỹ của đơn vị. Tuy nhiên, nếu xét tổng thể các khoản mục thuốc hạng A thì vẫn còn một vài khoản mục có hoạt chất trùng nhau, điều này cũng có thể lý giải do mô hình bệnh tật và sự đáp ứng về lâm sàng của đa số người bệnh của nhóm bệnh đó phù hợp với hoạt chất đó, việc chia hoạt chất đó ra các khoản mục khác nhau trong danh mục cũng là biện pháp cần thiết để hạn chế tình trạng thiếu thuốc xảy ra trong quá trình đấu thầu và cung ứng thuốc.
4.2.2. Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN VEN
Một trong những chức năng, nhiệm của HĐT&ĐT là xây dựng danh mục thuốc sử dụng trong trung tâm. Để xây dựng được một danh mục thuốc tốt, HĐT&ĐT cần thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước về số lượng và giá trị sử dụng, phân tích ABC/VEN, thuốc kém chất lượng, các ADR của thuốc, các sai sót trong điều trị dựa trên các nguồn thông tin đáng tin cậy… từ đó xác định đâu là thuốc cần thiết, đâu là thuốc chưa thật sự cần thiết để xây dựng DMT phù hợp với nhu cầu điều trị.
Kết quả phân tích theo phương pháp VEN tại trung tâm cho thấy: các thuốc nhóm E là nhóm có SKM và GTSD lớn nhất với 177 SKM chiếm 68,9% và GTSD chiếm 77,5%; thuốc nhóm N có 40 số khoản mục chiếm 15,6% và có GTSD chiếm 11,8%; thuốc nhóm V có 40 số khoản mục chiếm 15,6% và có GTSD chiếm 10,7%.
So sánh với BVĐK huyện Đan Phượng - Hà Nội (năm 2018) thuốc nhóm E là nhóm có SKM và GTSD lớn nhất chiếm 69,97% SKM và 64,06% GTSD, thuốc nhóm V chiếm 17,41% SKM và 24,08% GTSD, thuốc nhóm N chiếm 12,63% SKM và 11,86% GTSD[28].
So sánh với TTYT huyện Pác Nặm - Bắc Kạn (năm 2018) thuốc nhóm E là nhóm có SKM và GTSD lớn nhất chiếm 60,75% SKM và 67,67% GTSD,
61
thuốc nhóm N chiếm 18,69% SKM và 25,17% GTSD, thuốc nhóm V chiếm 20,56% SKM và 7,16% GTSD[27].
So sánh với BVĐK khu vực La Gi - Bình Thuận (năm 2018) thuốc nhóm E là nhóm có SKM và GTSD lớn nhất chiếm 62,06% SKM và 70,65% GTSD, thuốc nhóm N chiếm 21,44% SKM và 18,76% GTSD, thuốc nhóm V chiếm 16,49% SKM và 10,59% GTSD[35].
So sánh với TTYT huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An (2015) thuốc nhóm E là nhóm có SKM và GTSD lớn nhất chiếm 65,20% SKM và 68,40% GTSD, thuốc nhóm V chiếm 26,90% SKM và 16,50% GTSD, thuốc nhóm N chiếm 7,90% SKM và 15,10% GTSD[23].
Sự khác nhau về tỷ lệ các nhóm thuốc V giữa các bệnh viện là do khi xếp loại phân biệt các nhóm thuốc V và E, các bệnh viện có sự đánh giá khác nhau do mô hình bệnh tạt khác nhau, chuyên khoa khác nhau và mức độ quan trọng của 1 loại thuốc được đánh giá khác nhau. Bên cạnh đó, việc phân loại VEN trong một số nghiên cứu lại là ý kiến chủ quan của các dược sĩ chưa được HĐT&ĐT của đơn vị đánh giá và phê duyệt nên không tránh khỏi sự sai khác so với các bệnh viện đã có danh mục phân loại VEN của HĐT&ĐT
Như vậy, về tỷ lệ SKM các thuốc nhóm V,E,N trong danh mục thuốc của TTYT quận Hải An là phù hợp, tuy nhiên HĐT&ĐT của Trung tâm nên cân nhắc lựa chọn các loại thuốc có giá thành rẻ hơn để giảm nguồn quỹ của đơn vị và giảm gánh nặng cùng chi trả của người bệnh. Do nhóm thuốc E chiếm tỷ lệ lớn nhất cả về SKM và GTSD nên cần đi sâu phân tích nhóm thuốc E theo tác dụng dược lý để đánh giá sát hơn nhóm thuốc này.
Phân tích cơ cấu các thuốc nhóm E theo nhóm tác dụng dược lý cho thấy, các thuốc nhóm E gồm 21 nhóm tác dụng dược lý, trong đó có 03 nhóm chiếm giá trị sử dụng nhiều nhất đó là: nhóm thuốc tim mạch (43,7%), nhóm hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết (23,0%), nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (20,0%). Kết quả này cũng tương đồng và phù
62
hợp với phân tích cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng tại Trung tâm và phân tích cơ cấu thuốc hạng A theo nhóm tác dụng dược lý. Trong cơ cấu thuốc nhóm E có 3,3% là thuốc đông y, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu. Đây là tỷ lệ có thể chấp nhận được.
4.2.3. Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC/VEN ABC/VEN
Kết hợp hai phương pháp phân tích ABC và VEN trong ma trận ABC/VEN cho thấy: Trung tâm đã phân bổ lượng lớn ngân sách cho 4 nhóm thuốc chính là AE (chiếm 63,5%), BE (chiếm 10,5%), AV (chiếm 8,9%), AN ( chiếm 7,6%). Ở cả 3 hạng A, B, C thì nhóm E có số khoản mục và giá trị sử dụng nhiều nhất. Thuốc nhóm BV lại thấp hơn thuốc nhóm AN,BN,CN. Riêng nhóm thuốc AV và AE là hai nhóm thuốc cần được quan tâm đặc biệt và quản lý chặt chẽ không để thiếu thuốc nhưng cũng không nên để tồn kho quá nhiều, ngoài ra về GTSD thì nhóm BV chiếm 1,2%; nhóm CV chiếm 0,7% cũng cần phải cân nhắc và chú ý thêm.
Trong phân tích ma trận ABC/VEN, các nghiên cứu chủ yếu quan tâm đến nhóm thuốc AN, đây là nhóm không thiết yếu nhưng lại thường chiếm giá trị sử dụng cao trong danh mục thuốc sử dụng tại các bệnh viện. TTYT quận Hải AN có 06 khoản mục thuốc và chiếm tỷ lệ 7,6% về GTSD, là nhóm có GTSD cao thứ 4 trong toàn bộ GTSD thuốc tại đơn vị. Tỷ lệ về GTSD tại trung tâm y tế quận Hải An thấp hơn so với các nghiên cứu tại một số bệnh viện tuyến huyện cùng hạng như: tại TTYT huyện Sóc Sơn - Hà Nội (2018) là 18,57%[26]; tại TTYT huyện Pác Nặm - Bắc Kạn (2018) là 19,40%[27]; TTYT huyện Thanh Ba - Phú Thọ (2017) là 9,87%[32]; TTYT huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An (2015) là 12,70%[23]; BVĐK khu vực La Gi - Bình Thuận (2018) là 13,75%[35].
Kết quả phân tích sâu hơn nhóm thuốc AN là nhóm thuốc có thể hạn chế sử dụng để dành nguồn ngân sách cho các nhóm thuốc quan trọng hơn như nhóm AV và AE. Trong danh mục các thuốc nhóm AN, tất cả 06 loại đều là
63
thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. Thuốc từ đông y, thuốc từ dược liệu chiếm 13,6% tổng GTSD, các thuốc trong nhóm AN bao gồm: thuốc Tuzamin, Cerecaps, Bình can ACP, Tadimax, Osluma, Thuốc cam Hàng Bạc gia truyền Tùng Lộc. Đây là các thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị nhưng lại được dùng với tỷ lệ rất cao, giá thành cũng khá cao, chiếm GTSD không nhỏ trong danh mục thuốc của trung tâm. Trung tâm cần thay thế sang các loại có tác dụng tương tự nhưng có giá thành thấp hơn, hạn chế kê đơn các loại thuốc này khi chưa cần thiết.
Kết quả phân tích về nhóm thuốc AN đã cho thấy tuy nhóm này chỉ bao gồm 06 khoản mục thuốc nhưng tỷ lệ sử dụng về GTSD là 7,6% cũng không phải là một con số nhỏ. Để khắc phục tình trạng này, HĐT&ĐT cần phải phân tích danh mục thuốc sử dụng hàng năm theo phương pháp ABC,VEN và ma trận ABC/VEN, đặc biệt trú trọng phân tích các thuốc AV,AE,AN để có định hướng xây dựng danh mục thuốc và sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao.
64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
- Danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế quận Hải An năm 2019 bao gồm 257 khoản mục, trong đó phần lớn thuốc hóa dược chiếm 88,3% SKM và 86,4% GTSD.
- Danh mục thuốc hóa dược tại Trung tâm gồm 227 khoản mục chia thành 18 nhóm tác dụng dược lý. Nhóm thuốc tim mạch đứng đầu chiếm 19,1% SKM và 34,2% về GTSD. Trong nhóm thuốc tim mạch thì thuốc điều trị tăng huyết áp chiếm tỷ lệ lớn nhất với 61,2% SKM và 63,1% GTSD.
- Trong số 257 khoản mục danh mục thuốc của Trung tâm, thuốc Generic chiếm tỷ lệ cao với 93,4% SKM và 93,9% GTSD. Trong các thuốc generic thì thuốc nhóm 2 chiếm tỷ lệ cao nhất với 30,9% GTSD.
- Thuốc đơn thành phần chiếm tỷ lệ cao hơn (175 SKM) so với thuốc đa thành phần (52 SKM).
- Thuốc có nguồn gốc sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ cao hơn thuốc nguồn gốc nhập khẩu với 65,8% SKM và 50,5% GTSD.
Cơ cấu mua sắm thuốc tại Trung tâm y tế quận Hải An hợp lý về tỷ lệ SKM. Thuốc hạng A chiếm 19,8% SKM và 80,0% GTSD, được phân bố trong 6 nhóm thuốc hóa dược và 4 nhóm thuốc đông y - thuốc từ dược liệu.
- Kết quả phân tích DMTSD theo phương pháp phân tích ABC/VEN cho thấy: Có 06 khoản mục thuốc nhóm AN, chiếm 2,3% SKM và 7,6% tổng GTSD của DMT. Trong nhóm AN thì thuốc Tuzamin là thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất với 33,5% GTSD của nhóm này.
2. Kiến nghị
Từ kết quả phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế quận Hải
An thành phố Hải Phòng năm 2019, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị như sau:
* Trung tâm cần kiểm soát kê đơn thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền nhằm sử dụng hợp lý, tránh lạm dụng.
65
* Hội đồng thuốc và điều trị: Để nâng cao quản lý, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm cần:
- Điều chỉnh giảm, thay thế thuốc biệt dược gốc bằng các thuốc generic nhóm 1.
- Thay thế các thuốc nhập khẩu đắt tiền bằng các thuốc sản xuất trong
nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp.
- Cần xem xét, đánh giá lại danh mục VEN của trung tâm, đảm bảo khách quan, chính xác và phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.
-Tiến hành phân tích danh mục thuốc hàng năm theo phương pháp ABC, VEN và ma trận ABC/VEN.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế, (2010) Hội đồng thuốc và điều trị. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học. 2. Bộ Y tế, (2020) Niên giám thống kê y tế năm 2018. Hà Nội: Nhà xuất
bản Y học.
3. Tổ chức Y tế thế giới/Trung tâm khoa học quản lý y tế, (2003) Hội đồng
Thuốc và Điều trị - Cẩm nang hướng dẫn thực hành. Việt Nam: Chương
trình hợp tác y tế Việt Nam - Thụy Điển.
4. Bộ Y tế (2011); Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 Quy định
hoạt động,tổ chức của khoa Dược bệnh viện, Hà Nội
5. Bộ Y tế (2011); Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 Hướng
dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh, Hà Nội
6. Bộ Y tế (2012); Quyết định số 4824/QĐ-BYT ngày 03/12/2012. Phê
duyệt đề án "người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”, Hà Nội
7. Bộ Y tế (2013); Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện,
Hà Nội
8. Bộ Y tế (2015); Thông tư số 05/2015/TT-BYT ngày 17/3/2015 Ban hành danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền
thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế, Hà Nội
9. Bộ y tế (2016); Thông tư số 11/2016/TT-BYT ngày 11/5/2016 Quy định
việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập, Hà Nội
10. Bộ Y tế (2018); Thông tư số 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 Ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của
người tham gia bảo hiểm y tế, Hà Nội
11. Thủ tướng chính phủ (2019); Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 25/12/2019. Ban hành Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp
y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030, Hà Nội
12. Cục Quản lý Khám, c.b., (2016) Báo cáo triển khai thực hiện kế hoạch
quốc gia về phòng chống kháng thuốc. Hà Nội.
13. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2017); Công văn số 3794/BHXH-DVT ngày 28 tháng 8 năm 2017 về việc thống nhất tỷ lệ sử dụng Biệt Dược gốc tại
các tuyến điều trị theo chỉ đạo của Chính phủ, Hà Nội
14. Bộ Y tế (2015); Quyết định số 3870/QĐ-BYT ngày 24/09/2015 ban hành
Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật tử vong theo ICD-10, Hà Nội
15. Bộ Y tế (2016); Quyết định số 772/QĐ-BYT ngày 04/03/2016 về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong