III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TTCN TẠI HẢI DƯƠNG NHỮNG
7. Thực trạng thu nhập theo nhóm ngành nghề chủ yếu
Theo kết quả khảo sát tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh; mức thu nhập bình quân của người lao động trong các làng nghề hiện phổ biến khoảng 1.000.000- 5.000.000 đồng/tháng. Mức thu nhập này cao hơn nhiều so với thu nhập từ làm ruộng lúa, đặc biệt là vùng đất hẹp người đông như tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, thực tế hiện nay còn nhiều ngành nghề nông thôn, nhất là trong các làng nghề còn có mức thu nhập không đồng đều giữa các ngành nghề.
- Nhóm ngành nghề đang mang lại thu nhập bình quân cao nhất hiện nay là sản xuất giầy dép da. Mức thu nhập bình quân của lao động trong làng nghề hiện dao động từ 3,5 đến 5,0 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, một số nhóm ngành nghề khác đang mang lại thu nhập bình quân cao như: sản xuất đồ mộc, nhất là mộc mỹ nghệ, mộc đình chùa, với mức thu nhập bình quân của lao động nghề mộc hiện dao động từ 3,0 đến 4,5 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, các nghề có thu nhập bình quân đảm bảo thu nhập gấp 2-3 lần lương tối thiểu như: chế tác vàng bạc (từ 2,7 đến 3,0 triệu đồng/tháng); sản xuất VLXD (từ 2,0 đến 2,5 triệu đồng/tháng); sơ chế, sấy nông sản (từ 1,7 đến 2,5 triệu đồng/tháng).v.v.
Tuy nhiên, bên cạnh đó có một số ngành nghề còn có thu nhập bình quân chưa cao; chủ yếu là tận dụng thời gian nông nhàn để tranh thủ sản xuất, tăng thêm thu nhập như: sản xuất bún, bánh đa; thêu ren; làm hương, dệt chiếu, nấu rượu... Mức thu nhập bình quân của lao động trong nhóm ngành nghề này hiện dao động từ 1,0 đến 2,0 triệu đồng/tháng.
( Số liệu khảo sát thực tế tại các làng nghề của Sở Công Thương)