QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

Một phần của tài liệu QD820_2013 (Trang 33 - 36)

NGHỀ TTCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

1. Quan điểm, mục tiêu phát triển làng nghề TTCN trên địa bàn tỉnhđến năm 2020, định hướng đến năm 2025 đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

a) Quan điểm.

Phát triển Làng nghề TTCN là xu thế tất yếu khách quan trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là bộ phận thành quan trọng trong sản xuất công nghiệp của tỉnh. Do đó, cần duy trì và mở rộng đầu tư phát triển sản xuất tại các làng nghề đã có theo hướng bền vững, hiện đại; nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã và khả năng cạnh tranh.

Khuyến khích, hỗ trợ để hình thành và phát triển các làng nghề mới trên cơ sở ngành nghề đang có của từng địa phương; định hướng du nhập, hỗ trợ đào tạo phát triển ngành nghề mới phù hợp với đặc thù từng địa bàn.

Quy hoạch phát triển các làng nghề TTCN gắn chặt chẽ với quy hoạch phát triển, xây dựng nông thôn mới; gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

Ưu tiên phát triển làng nghề ở khu vực nông thôn, kết hợp chuyển đổi nghề, quy hoạch bố trí sản xuất ở khu vực tập trung, xa khu dân cư, đảm bảo vệ sinh môi trường.

b) Mục tiêu.

- Về số lượng làng nghề, nhóm ngành hàng ưu tiên phát triển trong làng: Phấn đấu đến 2015 toàn tỉnh có từ 80 đến 90 làng được công nhận danh hiệu làng nghề CN-TTCN; đồng thời có từ 8- 10% số xã trong tỉnh tổ chức du nhập được các nghề mới vào các làng trên địa bàn tỉnh.

Đến năm 2020, toàn tỉnh có từ 100 đến 110 làng nghề TTCN được công nhận danh hiệu làng nghề CN-TTCN. Định hướng đến năm 2025, toàn tỉnh có từ 130 đến 140 làng nghề hoạt động và được cấp bằng công nhận. 70-80% số làng, thôn còn lại đều có nghề TTCN du nhập (mỗi làng một nghề).

Các nhóm ngành nghề ưu tiên phát triển gồm: mộc, thêu ren, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, may, giầy dép, cơ khí và sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Mỗi năm thu hút thêm 2.000 đến 3.000 lao động vào sản xuất tại các làng nghề đã được công nhận trong tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống và phân công lại lao động nông thôn.

Đến năm 2015, có từ 40-45 nghìn lao động tham gia sản xuất tại các làng nghề trong tỉnh (bao gồm cả lao động tại các làng nghề mới được công nhận thêm). Đến năm 2020, có trên 60 nghìn lao động tham gia sản xuất và đến năm 2025, sẽ có trên 80 nghìn lao động tham gia sản xuất tại các làng nghề trong tỉnh.

- Về giá trị sản xuất công nghiệp trong các làng nghề

Giá trị sản xuất TTCN tại các làng nghề (theo giá cố định năm 1994) đến năm 2015 đạt khoảng 4.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 12,7%/năm; chiếm 40% giá trị sản xuất của khu vực TTCN trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2020 và năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp tương ứng đạt mức 8.000 tỷ và 15.000 tỷ; tương đương mức tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 14%/năm.

- Mức độ xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường

Đến năm 2020, tất cả các xã đã có làng nghề đều được quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Trong đó có quỹ đất cho phát triển sản xuất TTCN; đảm bảo có đủ hệ thống cấp điện, nước sạch và xử lý nước thải tập trung, đường giao thông nội bộ. Đối với một số làng nghề sản xuất gây ô nhiễm (bún, bánh đa, dệt chiếu, giết mổ gia súc, gia cầm.v.v.) từng bước di chuyển các hộ sản xuất ra khỏi khu vực dân cư vào CCN hoặc điểm TTCN-LN.

2. Phương hướng phát triển làng nghề TTCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

a) Phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Sự phát triển của làng nghề TTCN sẽ làm cơ cấu lao động ở nông thôn chuyển đổi sâu sắc. Trong phạm vi gia đình đã có sự phân công nội bộ hợp lý giữa các thành viên trong hộ. Sự chuyển biến nội bộ đó tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong vùng phát triển, cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH, góp phần xây dựng nông thôn mới. Do đó, các làng nghề TTCN là yếu tố tác động, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đưa kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển phù hợp với tiến độ CNH, HĐH. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, quá trình CNH, HĐH nông thôn sẽ định hướng, tạo điều kiện giúp cho các làng nghề phát triển vững mạnh.

b) Phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở kết hợp yếu tố hiện đại và yếu tố truyền thống; gắn với thị trường tiêu thụ.

Các sản phẩm TTCN truyền thống là giao thoa của nghệ thuật và kỹ thuật; của kinh tế và văn hóa. Trong đó, yếu tố truyền thống là đặc trưng nổi trội nhất của sản phẩm TTCN trong các làng nghề. Mỗi một sản phẩm thủ công truyền thống có một công nghệ, công cụ sản xuất khác nhau, chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào trí tuệ, tay nghề của người thợ thủ công.

Tuy nhiên, quá trình sản xuất vận động theo quy luật khách quan, chỉ những yếu tố tiến bộ được lưu giữ, hoàn thiện, bảo tồn và phát triển. Các làng nghề TTCN phải lấy sản xuất hàng hoá là hướng chính cho phát triển. Do đó, việc đổi mới về trang thiết bị, công nghệ mới làm tăng năng suất lao động, tạo ra sản phẩm đặc thù có giá trị sử dụng cao, phù hợp thị trường là xu thế tất yếu. Chính vì vậy, quá trình sản xuất tại các làng nghề cần phải kết hợp tốt giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại để chế tạo ra các sản phẩm phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, song vẫn đảm bảo thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc.

Người lao động cần phải được đào tạo nâng cao thường xuyên tay nghề để biết sử dụng máy móc, công nghệ hiện đại, tạo ra các sản phẩm ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, phát triển làng nghề cần gắn chặt với hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch đồng thời phải gắn hiệu quả kinh tế của làng với bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển những di sản văn hóa truyền thống của địa phương.

c) Định hướng các ngành nghề trong các làng nghề cần duy trì và phát triển.

Trong kỳ quy hoạch, cần phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở đa dạng hoá ngành nghề, để thỏa mãn nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên, đa dạng hoá ngành nghề, sản phẩm của làng nghề TTCN phải lựa chọn quy mô, hình thức tổ chức sản xuất, công nghệ phù hợp tránh xu hướng tuỳ tiện, tự phát, kém hiệu quả.

Định hướng phát triển làng nghề theo 02 nhóm chủ đạo: một là nhằm giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn; hai là tạo ra các sản phẩm đặc thù, riêng có với giá trị tăng thêm cao.

Các làng nghề giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn như: làng nghề sản xuất các sản phẩm phục vụ xuất khẩu, sản phẩm công nghiệp phụ trợ; chế tạo chi tiết nhựa, bảng mạch điện tử, sản xuất phụ liệu ngành may, giầy; sản xuất các sản phẩm cơ khí, chế biến NSTP phục vụ nông nghiệp, nông thôn.v.v.

Các làng nghề sử dụng lợi thế so sánh vốn có của từng địa phương, tạo ra các sản phẩm đặc thù, sản phẩm đơn chiếc mang tính thủ công riêng có với giá trị tăng thêm cao phục vụ cho khách du lịch, các lễ hội của tỉnh như: gỗ mỹ nghệ, giầy dép da, thêu ren, gốm sứ.v.v.

Một phần của tài liệu QD820_2013 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w