III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TTCN TẠI HẢI DƯƠNG NHỮNG
10. Thực trạng công tác quản lý nhà nước hệ thống làng nghề trên địa bàn tỉnh
bàn tỉnh
Công tác quản lý nhà nước phát triển hệ thống làng nghề trên địa bàn tỉnh trong nhiều năm qua đã được quan tâm và thu được kết quả nhất định. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến làng nghề được ban hành sớm, tương đối hệ thống và đồng bộ. Tỉnh Hải Dương đã xây dựng và Quyết định ban hành Quy định về công nhận làng nghề, về sử dụng kinh phí khuyến công, Quy chế phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nghề TTCN tỉnh Hải Dương để khuyến khích, động viên người nghệ nhân, thợ giỏi hăng say và đóng góp tích cực hơn nữa trong việc phát triển các làng nghề trong tỉnh.
Tuy nhiên, hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề còn hạn chế nhất định. Việc tổ chức, triển khai các chính sách hỗ trợ của Nhà nước còn chậm; thậm chí nhiều nơi chưa đến được với đối tượng trực tiếp thụ hưởng; một số Chương trình hỗ trợ đạt hiệu quả thấp. Trong phân công, phân nhiệm còn bất cập, phát triển
ngành nghề nông thôn, xây dựng nông thôn mới, phát triển chế biến nông sản, thuỷ sản do ngành nông nghiệp chủ trì.
Hầu hết cán bộ làm công tác quản lý nhà nước ở các xã, phường, thị trấn đều hoạt động kiêm nhiệm. Mọi hoạt động quản lý nhà nước liên quan đến các làng nghề chủ yếu thực hiện thông qua cán bộ xã và các Trưởng thôn. Việc thay đổi nhân sự các xã, các trưởng thôn qua thời gian hoặc các Trưởng thôn không tham gia vào hoạt động sản xuất của làng nghề đã làm hạn chế nhiều chức năng hỗ trợ, tác động của quản lý nhà nước đến với các làng nghề.
Hệ thống cộng tác viên khuyến công cơ sở chưa hình thành nên chưa đóng góp tích cực cho hoạt động tuyên truyền, phát triển làng nghề trong tỉnh.