III. LUẬN CHỨNG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN
2. Phương án quy hoạch phát triển hệ thống làng nghề TTCN trên địa bàn tỉnh
bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
a) Căn cứ chủ yếu để luận chứng phương án quy hoạch
- Phát triển hệ thống làng nghề TTCN trong kỳ quy hoạch phải đảm bảo dựa trên duy trì và phát huy năng lực sẵn có của những làng nghề TTCN đã được công nhận; đồng thời hỗ trợ những làng nghề đang gặp khó khăn về thị trường, khó khăn trong huy động nguồn lực để ổn định và phát triển trong tương lai.
- Phát triển hệ thống làng nghề TTCN trong kỳ quy hoạch căn cứ vào thực trạng các làng đang có nghề trên địa bàn tỉnh, nhưng chưa đủ tiêu chuẩn để công nhận danh hiệu làng nghề để định hướng hỗ trợ, phát triển.
- Phát triển hệ thống làng nghề TTCN trong kỳ quy hoạch cần căn cứ vào định hướng phát triển công nghiệp, phát triển du lịch toàn tỉnh, nhất là định hướng quy hoạch phát triển các KCN, CCN tập trung; phát triển các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh để tạo các liên kết, hỗ trợ cho các ngành nghề cùng phát triển.
- Phát triển hệ thống làng nghề TTCN trong kỳ quy hoạch cần quán triệt chủ trương, định hướng quy hoạch xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Ngoài ra, quan tâm định hướng, hỗ trợ phát triển mới các làng nghề TTCN tại các địa phương có dân số ở độ tuổi từ 30 đến 39 chiếm tỷ trọng cao, nhất là dân số nữ.
b) Luận chứng phương án quy hoạch phát triển hệ thống làng nghề TTCN
* Phương án quy hoạch theo khu vực, theo địa bàn:
Dựa trên các nguyên tắc và căn cứ chủ yếu để luận chứng phương án quy hoạch phát triển làng nghề TTCN; trong kỳ quy hoạch sẽ ưu tiên phát triển hệ thống làng nghề TTCN thuộc một số địa phương cấp huyện theo phương án sau:
- Tiếp tục hỗ trợ phát triển các khu vực, địa phương đã có thành tích trong phát triển làng nghề những năm qua như: Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam Sách, Bình Giang, Thanh Miện.
- Quan tâm hỗ trợ các địa phương có tiềm năng, thế mạnh trong phát triển công nghiệp, nhất là phát triển các KCN, CCN tập trung trong tương lai để phát triển làng nghề công nghiệp hỗ trợ như: Cẩm Giàng, Bình Giang, Gia Lộc, Kinh Môn, Kim Thành, Nam Sách, Chí Linh .v.v.
- Quan tâm hỗ trợ các địa phương có tiềm năng, thế mạnh trong phát triển du lịch để để phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp mang tính mỹ thuật, kỹ nghệ cao thông qua bàn tay người nghệ nhân để thu hút khách du lịch quốc tế, tác động tương hỗ để kích thích công nghệp và du lịch cùng phát triển như: Cẩm Giàng, Chí Linh, Kinh Môn, Tứ Kỳ, Thanh Miện.v.v.
- Quan tâm hỗ trợ các địa phương có dân số ở độ tuổi từ 30 đến 39 chiếm tỷ trọng cao, nhất là dân số nữ (dựa theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Hải Dương năm 2009) để phát triển các làng nghề thủ công, tận dụng thời gian nhàn rỗi trong nông nghiệp, góp phần cải thiện nâng cao đời sống nhân dân như: Thanh Miện, Bình Giang, Kinh Môn, Thanh Hà, Cẩm Giàng, Gia Lộc.v.v.
* Phương án quy hoạch định hướng theo ngành nghề
Định hướng ưu tiên phát triển các Làng nghề hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp phát triển, sơ chế hoặc chế biến sâu đối với hàng nông sản thực phẩm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa trong nông nghiệp như: làng nghề sấy rau quả, chế biến thực phẩm từ nông sản.v.v. các làng nghề này thường phát triển gắn với các xã thuần nông, để góp phần tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Định hướng ưu tiên phát triển các Làng nghề sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; nhằm thúc đẩy chuyên môn hóa trong sản xuất công nghiệp, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm được sản xuất trong nước như: chế tạo chi tiết nhựa, bảng mạch điện tử, sản xuất phụ liệu ngành may, giầy; sản xuất các sản phẩm cơ khí.v.v. các làng nghề này thường phát triển gắn với các KCN, CCN để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm; xây dựng liên kết dọc trong sản xuất công nghiệp.
Ngoài ra, cần khuyến khích phát triển mạnh các ngành nghề sản xuất hàng mang tính thủ công, mỹ nghệ; có thu nhập cao cho người lao động để duy trì, gìn giữ nét văn hóa dân tộc, cung ứng sản phẩm đặc trưng cho khách du lịch; góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong nước như; gỗ mỹ nghệ, giầy dép da, thêu ren.v.v.
* Phương án quy hoạch chi tiết theo từng làng nghề
- Đối với các làng nghề đã hình thành và được công nhận:
Các làng nghề đã hình thành, tiếp tục duy trì phát triển trong kỳ quy hoạch (48 làng nghề):
+ Thành phố Hải Dương: Làng nghề Mộc Đức Minh, phường Thanh Bình; Làng nghề Mộc Nguyễn Xá, xã Thạch Khôi; Làng nghề Bánh Đa Lộ Cương, xã Tứ Minh.
+ Thị xã Chí Linh: Làng nghề Chổi chít Mật Sơn, phường Chí Minh.
+ Huyện Nam Sách: Làng nghề bún, bánh Lang Khê, xã An Lâm; Làng nghề mộc Ngô Đồng, xã Nam Hưng; Làng nghề sấy rau, quả Mạn Đê, xã Nam Trung; Làng nghề đan tre, làm hương An Xá, xã Quốc Tuấn; Làng nghề sản xuất hương Trực trì, xã Quốc Tuấn; Làng nghề sản xuất hương Đông Thôn, xã Quốc Tuấn; Làng nghề sản xuất Gốm Chu Đậu, xã Thái Tân.
+ Huyện Kinh Môn: Làng nghề thực phẩm (sấy mủa) An Thủy, xã Hiến Thành; Làng nghề CBNSTP (sấy mủa) Tống Buồng, xã Thái Thịnh; Làng nghề Trạm khắc đá Dương Nham, xã Phạm Mệnh; Làng nghề Ươm tơ Hà Tràng, xã Thăng Long.
+ Huyện Kim Thành: Làng nghề làm hương Dưỡng Thái Bắc, xã Phúc Thành; Làng nghề mộc, cơ khí, chế biến NSTP thôn Bắc, xã Cổ Dũng.
+ Huyện Thanh Hà: Làng nghề Dệt chiếu cói Tiên Kiều, xã Thanh Hồng; Làng nghề Dệt chiếu cói Nhan Bầu, xã Thanh Hồng.
+ Huyện Tứ Kỳ: Làng nghề thêu, ren Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo; Làng nghề thêu, ren Ô Mễ, xã Hưng Đạo; Làng nghề thêu, ren Nhũ Tỉnh, xã Quang Khải; Làng nghề thêu, ren Nghi Khê, xã Tân Kỳ; Làng nghề thêu, ren Lạc Dục, xã Hưng Đạo; Làng nghề mộc, thêu, ren Đồng Bình, xã Dân Chủ; Làng nghề mộc, rèn Kiêm Tân, xã Quảng Nghiệp; Làng nghề mộc An Lại, xã Dân Chủ; Làng nghề thêu, ren La Xá, xã Dân Chủ.
+ Huyện Gia Lộc: Làng nghề Giầy da Nghĩa Hy, xã Hoàng Diệu; Làng nghề Giầy da Phong Lâm, xã Hoàng Diệu; Làng nghề Giầy da Trúc Lâm, xã Hoàng Diệu; Làng nghề Giầy da Văn Lâm, xã Hoàng Diệu; Làng nghề đan mây, tre Chằm, xã Phương Hưng; Làng nghề làm bún Đông Cận, xã Tân Tiến; Làng nghề làm bún Tam Lương, xã Tân Tiến; Làng nghề mộc, thêu, ren Làng Ghạch, xã Gia Hòa; Làng nghề rèn, thêu ren Đồng Tái, xã Thống Kênh.
+ Huyện Ninh Giang: Làng nghề Mộc (đình chùa) Cúc Bồ, xã Kiến Quốc; Làng nghề nấu rượu Văn Giang, xã Văn Giang.
+ Huyện Thanh Miện: Làng nghề bánh đa Hội Yên, xã Chi Lăng Nam. + Huyện Bình Giang: Làng nghề sản xuất cơ khí Tráng Liệt, xã Tráng Liệt; Làng nghề sản xuất kim hoàn Châu Khê, xã Thúc Kháng; Làng nghề sản xuất đồ mộc Trại Như, xã Bình Xuyên; Làng nghề sản xuất đồ mộc Phương Độ, xã Hưng Thịnh; Làng nghề chế tác vàng bạc Lương Ngọc, xã Thúc Kháng.
+ Huyện Cẩm Giàng: Làng nghề gỗ mỹ nghệ Đông Giao, xã Lương Điền; Làng nghề nấu rượu Phú Lộc, xã Cẩm Vũ; Làng nghề mộc Lê Xá, xã Cẩm Phúc.
Các làng nghề đã hình thành, đang gặp khó khăn, có nguy có mai một cần được hỗ trợ về thị trường, du nhập nghề mới để đa dạng hóa sản phẩm, phát triển trong kỳ quy hoạch (13 làng nghề).
+ Thị xã Chí Linh: Làng nghề SXVLXD không nung Trại Mới; Làng nghề SXVLXD không nung Làng Tường, phường Văn An.
+ Huyện Nam Sách: Làng nghề SXVLXD không nung Lấu Khê, xã Hiệp Cát.
+ Huyện Tứ Kỳ: Làng nghề đan mây, tre An Nhân, thị trấn Tứ Kỳ; Làng nghề dệt chiếu cói Thanh Kỳ, xã An Thanh.
+ Huyện Thanh Miện: Làng nghề đan tre Đan Giáp, xã Thanh Giang; Làng nghề xe thừng, rợ Nại Trì, xã Ngũ Hùng; Làng nghề mây, giang xiên Tào Khê, xã Chi Lăng Bắc; Làng nghề mây, giang xiên Đào Lâm, xã Đoàn Tùng; Làng nghề ghép trúc, thêu tranh La Ngoại, xã Ngũ Hùng; Làng nghề thêu tranh, móc sợi An Dương, xã Chi Lăng Nam.
+ Huyện Bình Giang: Làng nghề Lược bí thôn Vạc, xã Thái Học; Làng nghề sản xuất Gốm sứ thôn Cậy, xã Long Xuyên.
- Đối với các làng nghề dự kiến quy hoạch phát triển mới
Các làng đã có nghề đang hoạt động sản xuất, quy hoạch phát triển thành làng nghề giai đoạn đến năm 2015 (24 làng nghề).
+ Thành phố Hải Dương: Phát triển mới 01 làng nghề, là làng cốm, xã An Châu. + Thị xã Chí Linh: Phát triển mới 01 làng nghề, là làng mộc Chùa Vần, Phường Chí Minh.
+ Huyện Nam Sách: Phát triển mới 03 làng nghề gồm: sản xuất hương, xã Quốc Tuấn; làng nghề sản xuất hương, xã Thanh Quang; Làng nghề Ươm tơ, xã Nam Hưng.
+ Huyện Thanh Hà: Phát triển mới 03 làng nghề gồm: làng nghề mộc tại xã Thanh Hải; làng nghề mộc và chế biến nông sản tại xã Thanh Xá; làng nghề chế biến nông sản tại xã Cẩm Chế.
+ Huyện Tứ Kỳ: Phát triển mới 04 làng nghề là: Làng nghề thêu ren Tân Quang, làng nghề thêu ren Vũ Xá, xã Quang Khải; làng nghề thêu ren Ngọc Lâm, xã Tân Kỳ; làng nghề thêu ren Phúc Lâm, xã Minh Đức.
+ Huyện Gia Lộc: Phát triển mới 02 làng nghề là: làng chế biến gỗ Đức Đại, Thị trấn Gia Lộc và làng nghề gò sản phẩm bằng tôn xã Phương Hưng.
+ Huyện Ninh Giang: Phát triển mới 02 làng nghề gồm: sản xuất bánh gai tại Thị trấn Ninh Giang và làng nghề giò, chả, bún bánh tại xã Tân Hương.
+ Huyện Thanh Miện: Phát triển mới 02 làng nghề gồm: đan, móc, thêu Tiêu Lâm, xã Ngũ Hùng và làng nghề đan, móc, thêu My Động, xã Tiền Phong.
+ Huyện Bình Giang: Phát triển mới 02 làng nghề gồm: bánh đa, bánh cuốn thôn Mòi, xã Vĩnh Tuy và làng nghề mộc thôn Thượng Khuông, xã Hưng Thịnh.
+ Huyện Cẩm Giàng: Phát triển mới 04 làng nghề gồm: làng nghề mộc thôn Hoàng Xá; làng nghề mộc thôn Hòa Tô; làng nghề mộc thôn Mậu Tài, thuộc xã Cẩm Điền và làng nghề mộc dân dụng, gỗ mỹ nghệ thôn Ngọc Quyết, xã Ngọc Liên.
Các làng, xã định hướng quy hoạch phát triển làng nghề công nghiệp hỗ trợ giai đoạn đến năm 2020 (25 làng nghề).
+ Thành phố Hải Dương: Quy hoạch phát triển 01 làng nghề, chuyên sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại xã Ái Quốc.
+ Thị xã Chí Linh: Quy hoạch phát triển 01 làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng tại xã Cổ Thành.
+ Huyện Nam Sách: Quy hoạch phát triển 02 làng nghề chuyên sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại xã Đồng Lạc và xã Nam Chính.
+ Huyện Kinh Môn: Quy hoạch phát triển 02 làng nghề tại xã Duy Tân và xã Long Xuyên.
+ Huyện Kim Thành: Quy hoạch phát triển 02 làng nghề, chuyên sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại xã Kim Xuyên và xã Cộng Hòa.
+ Huyện Thanh Hà: Quy hoạch phát triển 02 làng nghề mộc tại xã Hợp Đức, xã Tân Việt. Quy hoạch phát triển 03 làng nghề chế biến nông sản thực phẩm tại các xã Thanh Sơn, Thanh Thủy, Thanh Khê.
+ Huyện Tứ Kỳ: Quy hoạch phát triển 02 làng nghề gồm: Làng nghề chuyên sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại xã Kỳ Sơn và Làng nghề tạo khuôn mẫu sản phẩm thôn Đông Lâm, xã Văn Tố.
+ Huyện Gia Lộc: Quy hoạch phát triển 02 làng nghề, chuyên sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại xã Hồng Hưng và xã Gia Khánh.
+ Huyện Ninh Giang: Quy hoạch phát triển 02 làng nghề công nghiệp chế biến nông sản, thủ công mỹ nghệ tại xã Ninh Thành và xã Hồng Dụ.
+ Huyện Thanh Miện: Quy hoạch phát triển tổng cộng 03 làng nghề; trong đó 02 làng nghề công nghiệp chế biến nông sản tại xã Thanh Tùng, xã Phạm Kha và 01 làng nghề công nghiệp hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ tại xã Tứ Cường.
+ Huyện Bình Giang: Quy hoạch phát triển 01 làng nghề, chuyên sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại xã Nhân Quyền.
+ Huyện Cẩm Giàng: Quy hoạch phát triển 02 làng nghề là: làng nghề chế biến NSTP Văn Thai, xã Cẩm Văn và chuyên sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại xã Cẩm Đoài.
Các xã định hướng quy hoạch phát triển làng nghề đến năm 2025 (28 làng nghề).
+ Thành phố Hải Dương: Định hướng phát triển 01 làng nghề tại An Châu. + Thị xã Chí Linh: Định hướng phát triển 02 làng nghề tại xã Tân Dân và xã Đồng Lạc.
+ Huyện Nam Sách: Định hướng phát triển 02 làng nghề tại xã Hợp Tiến và xã Nam Tân.
+ Huyện Kinh Môn: Định hướng phát triển 03 làng nghề tại xã Thất Hùng, xã Hiệp Hòa và xã Thượng Quận.
+ Huyện Kim Thành: Định hướng phát triển 02 làng nghề tại xã Kim Anh và xã Đồng Gia.
+ Huyện Thanh Hà: Định hướng phát triển 03 làng nghề tại xã Tân An, xã Thanh Bính và xã Hồng Lạc.
+ Huyện Tứ Kỳ: Định hướng phát triển 02 làng nghề tại xã Hà Kỳ và xã Tứ Xuyên.
+ Huyện Gia Lộc: Định hướng phát triển 03 làng nghề tại xã Quang Minh, xã Đồng Quang và xã Đức Xương.
+ Huyện Ninh Giang: Định hướng phát triển 02 làng nghề tại xã Hồng Thái và xã Tân Quang.
+ Huyện Thanh Miện: Định hướng phát triển 01 làng nghề tại xã Hùng Sơn. + Huyện Cẩm Giàng: Định hướng phát triển 07 làng nghề tại các xã: Đức Chính, Cẩm Sơn, Cẩm Định, Cao An, Kim Giang, Cẩm Hưng và Ngọc Liên.
Biểu tổng hợp số lượng các làng nghề trong kỳ quy hoạch
TT Huyện, TX, TP
Các LN đã được công nhận Số lượng Làng dự kiến quy hoạch phát triển mới đến 2015 Số lượng Làng quy hoạch phát triển mới đến 2020 Số lượng Làng dự kiến quy hoạch phát triển mới đến 2025 Số làng đang ổn định, tiếp tục Quy hoạch phát triển Số làng đang mai một, cần hỗ trợ phát triển trong kỳ Quy hoạch 1 Hải Dương 03 0 01 01 01 2 Chí Linh 01 02 01 01 02 3 Nam Sách 07 01 03 02 02 4 Kinh Môn 04 0 0 02 03 5 Kim Thành 02 0 0 02 02 6 Thanh Hà 02 0 03 05 03 7 Tứ Kỳ 09 02 04 02 02 8 Gia Lộc 09 0 02 02 03 9 Ninh Giang 02 0 02 02 02 10 Thanh Miện 01 06 02 03 01 11 Bình Giang 05 02 02 01 0 12 Cẩm Giàng 03 0 04 02 07 Tổng số 48 13 24 25 28