1. Tổ chức công bố quy hoạch
Quy hoạch phát triển hệ thống làng nghề TTCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 sau khi được phê duyệt sẽ được công bố công khai trên Website của Sở Công Thương (http://sct.haiduong.gov.vn) và Cổng thông tin điện tử của tỉnh Hải Dương (http://haiduong.gov.vn), tới các cơ
quan quản lý Nhà nước, báo, đài có liên quan cũng như mọi tổ chức, cá nhân trong tỉnh biết để thực hiện.
Thời gian tổ chức công bố quy hoạch thực hiện theo quy định tại Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ và Nghị định số 04/2008/NĐ- CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
2. Triển khai thực hiện quy hoạch
a) Sở Công Thương là cơ quan đầu mối, giúp UBND tỉnh triển khai thực hiện Quy hoạch có trách nhiệm cùng sở, ngành có liên quan lập kế hoạch triển khai cụ thể và kiểm tra đôn đốc các huyện, thành phố, thị xã tổ chức thực hiện.
Tham mưu triển khai thực hiện Quy chế phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nghề TTCN tỉnh Hải Dương nhằm khuyến khích, động viên các Nghệ nhân trong các làng nghề truyền thống phát triển ngành nghề tại địa phương, đào tạo nguồn lao động phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển trong nền kinh tế hội nhập. Thực hiện tốt Quy chế quản lý và đầu tư các cụm công nghiệp, điểm TTCN để hỗ trợ phát triển các làng nghề.
Chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến thương mại, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại, các đề án khuyến công Trung ương và địa phương hỗ trợ doanh nghiệp TTCN trong các làng nghề trên địa bàn tỉnh.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan trong việc đẩy mạnh phát triển các ngành nghề ở nông thôn; thông qua việc triển khai lồng ghép với Chương trình xây dựng nông thôn mới hỗ trợ các làng nghề trong tỉnh phát triển.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính, Sở Công Thương có trách nhiệm lập dự toán, cân đối ngân sách hàng năm để bố trí nguồn tài chính hỗ trợ phát triển các làng nghề TTCN, nhất là việc hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề đã được công nhận.
d) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì tham mưu với UBND tỉnh quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất TTCN tại các làng nghề; hỗ trợ kinh phí đầu tư hệ thống tiêu thoát nước và xử lý nước thải, vệ sinh môi trường tại các làng nghề được công nhận danh hiệu Làng nghề CN - TTCN tỉnh Hải Dương.
e) Sở Giao thông vận tải chủ trì triển khai thực hiện Đề án xây dựng và phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011- 2015 trên địa bàn tỉnh; trong đó đặc biệt quan tâm hỗ trợ đầu tư xây dựng, bảo trì các trục đường giao thông tại khu vực phát triển làng nghề TTCN trong tỉnh.
f) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề trong tỉnh đăng ký, xác lập quyền sở hữu công
nghiệp theo Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp giai đoạn 2011- 2015” của tỉnh Hải Dương.
g) Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan triển khai thực hiện Chương trình, đề án hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nông thôn.
h) Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tuyền truyền, chỉ đạo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch phối hợp với các địa phương tổ chức các tour du lịch di tích lịch sử, di tích văn hoá và du lịch làng nghề. Khuyến khích mở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm TTCN truyền thống ở các điểm dừng chân nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề TTCN trong tỉnh.
i) Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh chỉ đạo các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng trong tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề được tiếp cận các nguồn vốn vay không bảo đảm bằng tài sản theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ để phát triển sản xuất kinh doanh.
k) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm lập kế hoạch cụ thể phát triển các làng nghề TTCN trên địa bàn, trực tiếp chỉ đạo và đôn đốc các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện trên địa bàn quản lý.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ