VÀ TINH THẦN HÒA GIẢI CỘNG ĐOÀN I Lời Chúa:

Một phần của tài liệu noi_dung_giao_ly_tan_phuc_am_hoa_giao_xu_2015 (Trang 27 - 31)

IV. Quyết tâm:

VÀ TINH THẦN HÒA GIẢI CỘNG ĐOÀN I Lời Chúa:

I. Lời Chúa:

“Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ tại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5,23-24).

II. Giải thích:

Chúa Giêsu khẳng định rằng điều kiện của phụng thờ đích thực (mang của lễ đến bàn thờ) là chúng ta phải có tâm hồn an bình trong tương quan với tha nhân: hãy đi làm hoà với người anh em trước rồi mới tới dâng của lễ (x. Mt 5,23- 24).

Tin Mừng theo thánh Mátthêu nhiều lần nối kết Bữa ăn của Chúa với vấn đề tha thứ tội lỗi: “Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội” (Mt 26,27-28). Chủ đề ơn tha thứ tội lỗi ở trình thuật Bữa tiệc ly nên được đọc trong liên hệ với một số trình thuật khác, ví dụ: Mt 9,1-8 cho thấy câu chuyện Chúa

Giêsu chữa người bại liệt là một trình thuật về ơn tha thứ tội lỗi; cuối trình thuật này, Mátthêu ghi rõ rằng dân chúng “tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho loài người quyền năng như thế”

(Mt 9,8). Mt 9,10-13 muốn nêu bật vấn đề ơn tha thứ và giao hòa trong hành động dùng bữa của Chúa Giêsu với những người thu thuế và tội lỗi. Mt 18,15-20 muốn nhấn mạnh rằng cộng đoàn hiệp thông là nơi diễn ra ơn tha thứ. Như vậy, nếu nối kết các đoạn Tin Mừng này với trình thuật Bữa tiệc ly, chúng ta thấy thánh Mátthêu muốn khẳng định rằng Chúa tác động ban ơn tha thứ nơi cộng đoàn tụ họp để cử hành bữa ăn Thánh Thể, hay nói cách khác, cộng đoàn Thánh Thể và sự hiệp thông vào bàn tiệc Thánh Thể là nơi diễn ra ơn tha thứ tội lỗi.

Giáo huấn của Giáo Hội nhắc nhớ cộng đoàn giáo xứ chúng ta rằng bí tích Thánh Thể là phương thế giúp chúng ta sống tinh thần tha thứ và hòa giải với nhau, sau khi chúng ta nhận được ơn tha thứ của Thiên Chúa: Thánh Thể giải thoát chúng ta khỏi các tội nhẹ và bảo vệ chúng ta khỏi phạm tội trọng, vì Máu Thánh Chúa Kitô đổ ra là Máu Thánh mang lại ơn tha tội. Bí tích Thánh Thể tăng cường đời sống thiêng liêng của chúng ta. Của ăn Thánh Thể bảo vệ chúng ta trước sự yếu đuối và sự giảm sút trong đức tin, đức cậy và đức mến. Bí tích Thánh thể khơi dậy tình yêu, không phải cách giả tạo, nhưng cách chân thành và có hành động, và đó là một tình yêu tha thứ và hiệp thông. Ở đây, chúng ta cũng không quên rằng bí tích Thánh Thể là một bí tích của những người đang sống trong sự hiệp thông với Thiên Chúa và với Chúa Kitô. Và đây cũng là lý do để thấy rằng tội trọng (tội làm chúng ta mất sự hiệp thông ân sủng với Chúa) ngăn cản chúng ta tham dự vào bàn tiệc Thánh Thể (rước lễ). Để việc hiệp lễ mang lại hiệu

quả ân sủng, thì vấn đề là không chỉ đòi hỏi có đức tin mà còn đòi buộc chúng ta phải ở trong tình trạng ân sủng (không đang mắc tội trọng).

Thánh lễ là cơ hội đặc biệt để chúng ta tiếp nhận được sự tha thứ của Chúa. Chúng ta đến với Thánh lễ với niềm vui được ở trong tình yêu của Chúa; và nếu vương mắc tội trọng là tội ngăn cản chúng ta hiệp lễ (rước lễ), chúng ta được mời gọi đến với Bí tích Hòa Giải để lãnh nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa, để nhờ bí tích này chúng ta lại được giao hòa cùng Thiên Chúa và Hội Thánh. Mỗi khi bắt đầu thánh lễ, chúng ta đều thưa lên: “Tôi thú nhận… Xin Chúa thương xót chúng con!... Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót tha tội và dẫn đứa chúng con đến sự sống muôn đời”. Các kitô hữu đọc những lời ấy không phải chỉ vì đó là hình thức của thánh lễ, nhưng vì ý thức mình là tội nhân cần được tha thứ và giao hòa. Trước khi rước lễ, như là dấu chỉ của thái độ hòa giải với anh chị em, chúng ta chúc bình an cho nhau.

Thánh lễ mời gọi thực hành một đời sống hoà giải: hòa giải với Thiên Chúa và hòa giải với nhau. Sự hiệp thông được xây dựng và phát triển trên tinh thần tha thứ và hòa giải. Trong khi tình trạng không nhà không cửa, không cơm no áo ấm, không tương quan thân thiết với ai chưa chắc đã là vấn đề tồi tệ nhất, thì những bất đồng, những căng thẳng trong tương quan giữa người với người, những hiểu lầm oan trái lại có thể làm con người phải than khóc, thậm chí làm gia đình ly tán, bạn bè đường ai nấy đi. Điều đó nói với chúng ta rằng con người luôn luôn có nhu cầu tha thứ và hoà giải. Không dễ dàng để thực hiện bước thứ nhất trong tiến trình hòa giải và tha thứ, đó là khiêm nhường chấp nhận yếu đuối và lầm lỗi

của mình, để có thể thực hiện bước thứ hai là xin người khác tha thứ. Tha thứ và hòa giải là vấn đề tuyệt đối cần thiết cho việc xây dựng một cộng đồng bình an và vững mạnh.

Cử hành thánh lễ diễn tả tình thương tha thứ của Chúa và thách đố chúng ta bày tỏ sự tha thứ đó cho người khác, không chỉ trong giờ thánh lễ, mà trong cả đời sống thường ngày. Với sự nâng đỡ của ân sủng mà chúng ta đón nhận được trong thánh lễ, chúng ta sẽ có sức mạnh để thực thi con đường tha thứ và làm hoà với nhau.

III. Bài học:

1. H: Người công giáo thường phải tham dự bao nhiêu thánh lễ?

T: Hội Thánh buộc mọi người công giáo tham dự thánh lễ các Chúa Nhật và các lễ buộc. Điều quan trọng là: bất cứ ai thực sự tìm làm bạn với Chúa Giêsu, sẽ đáp lời mời gọi của Chúa mà đến tham dự Tiệc thánh này mỗi ngày, hoặc càng nhiều càng tốt.

2. H: Phải có điều kiện nào để được rước lễ? Phải có những điều kiện này:

Một là hoàn toàn thuộc về Hội Thánh Công Giáo. Hai là ý thức mình không có tội trọng.

Ba là phải giữ chay theo quy định của Hội Thánh. Bốn là có thái độ tôn kính Đức Kitô.

3. H: Việc rước lễ đem lại cho chúng ta những ơn ích nào? T: Việc rước lễ làm cho chúng ta được kết hợp mật

thiết với Đức Kitô và Hội Thánh, được tẩy xóa các tội nhẹ, gia tăng ân sủng và lòng yêu mến tha nhân.

4. H: Thánh lễ mời gọi thực hành tha thứ và hòa giải như thế nào?

T: Nhờ ơn Chúa, chúng ta sẽ có sức mạnh để tha thứ theo gương Chúa Giêsu tha thứ trên Thánh giá.

IV. Quyết tâm:

Siêng năng tham dự thánh lễ trong tinh thần hòa giải với Chúa và với anh chị em.

Bài 8:

Một phần của tài liệu noi_dung_giao_ly_tan_phuc_am_hoa_giao_xu_2015 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w