xót của Tin mừng.
Bài 11: GIÁO XỨ:
CỘNG ĐOÀN HIỆP THÔNG ĐỂ TRUYỀN GIÁOI. Lời Chúa: “Con không chỉ cầu nguyện cho những người I. Lời Chúa: “Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con” (Ga 17,20-21).
II. Giải thích:
Trong thư mục vụ 2015, Hội Đồng Giám mục Việt Nam khẳng định: " Chính đời sống chung của cộng đoàn đã làm bừng sáng vẻ đẹp của Phúc Âm và thu hút nhiều người đến với Hội Thánh. Cũng vậy, chúng tôi tin rằng nếu các giáo xứ thật sự trở thành những cộng đoàn thờ phượng Chúa, hiệp nhất và yêu
thương nhau, thì vẻ đẹp và niềm vui Phúc Âm sẽ được lan tỏa rộng rãi và thu hút nhiều người đến với Chúa" (số 5).
Như thế, đối với các cộng đoàn giáo xứ, để trở nên một thực thể truyền giáo sinh động và hữu hiệu, mọi thành viên trong cộng đoàn đều được kêu mời nối kết và hiệp thông với nhau thành một gia đình trong tình liên đới siêu nhiên và trong đời sống bác ái yêu thương sống động. Để qua và nhờ dấu chứng của một cộng đoàn yêu thương phục vụ, xứ đạo trở thành dấu chỉ Nước Trời cho những lương dân sống chung quanh, và “mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau”
(Ga 13,35).
Về điểm này, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhớ rằng:“Giáo xứ là một cộng đoàn của các cộng đoàn, một thánh điện để những người khát nước đến uống dọc đường, và một trung tâm thường xuyên vươn ra truyền giáo. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng lời kêu gọi xem xét lại và canh tân các giáo xứ của chúng ta vẫn chưa đủ sức đưa các giáo xứ trở thành những môi trường sống hiệp thông và tham dự, và làm cho giáo xứ trở nên hoàn toàn hướng về truyền giáo” (Tông huấn "Niềm Vui Tin Mừng" số 28).
Lý do căn bản là phần lớn các giáo xứ sống và sinh hoạt biệt lập, người chung quanh không tham gia chia sẻ được gì: ngôn ngữ, tập tục đều xa lạ với lương dân. Sống tách biệt với lương dân, giáo xứ dễ trở nên khép kín, co cụm, xa lạ với bên ngoài; cha quản xứ cũng như giáo dân có thể bị đóng khung trong giáo xứ, khó tiếp xúc với lương dân, lương dân cũng e dè không muốn tiếp xúc với người có đạo.
Trong bối cảnh phức tạp như thế, giáo xứ phải được tổ chức sao cho mọi giáo dân biết ý thức và sống ơn gọi truyền giáo của
mình. Cha xứ phải là người chủ động và tích cực huấn luyện mọi giáo dân cách chung và cách riêng cho các hội đoàn tông đồ trong giáo xứ ý thức về trách nhiệm dấn thân thực hành truyền giáo trong môi trường và điều kiện đặc thù của họ. Chính cha xứ là người “phải xây dựng cộng đoàn tín hữu sao cho họ biết sống xứng đáng với ơn gọi của mình, để họ có thể thi hành những chức vụ đã được Chúa trao phó cho họ (tư tế, ngôn sứ, vương giả), nhờ đó, cộng đoàn kitô hữu trở thành dấu chỉ nói lên sự hiện diện của Thiên Chúa nơi trần gian.” (Công đồng Vat. II, Sắc lệnh Truyền giáo, 15)
Nhờ đó, đời sống của người giáo dân qua những công việc thường ngày, đặc biệt trong những công việc có liên hệ với các lương dân, trở nên lời chứng sống động cho đức tin của mình. Và để có thể làm chứng về Đức Kitô một cách hữu hiệu, chính các kitô hữu phải lấy lòng kính trọng và tình bác ái liên kết với những người trong cộng đồng mình chung sống, cộng tác với mọi người thiện chí để thực hiện những việc đem lại phúc lợi chung, như thăm viếng nhau trong cộng đồng, cùng xây một cây cầu, cùng đào một giếng nước, dựng một mái nhà tình thương. Những việc tưởng chừng nhỏ bé này chính là những hạt giống âm thầm của Tin Mừng vĩ đại (x. Mc 4,30; x Thư mục vụ, số 4).
Được như thế, giáo xứ sẽ trở thành một cộng đồng sống hiệp thông, văn hóa, có sức hấp dẫn đối với các lương dân sống gần kề.
III. Bài học:
1. H: Tại sao sự hiệp thông cộng đoàn Giáo xứ là cần thiết cho việc loan báo Tin Mừng?
T: Bởi vì mọi thành viên trong cộng đoàn được kêu mời sống hiệp thông thành một gia đình trong tình liên đới siêu nhiên và trong đời sống bác ái yêu thương, để trở nên một thực thể truyền giáo sinh động và hữu hiệu. 2. H: Đâu là vẻ đẹp và niềm vui của Tin Mừng trong đời sống
cộng đoàn Giáo xứ?
T: Khi cộng đoàn Giáo xứ trở thành cộng đoàn thờ phượng, hiệp nhất và yêu thương?