NVTM 28 Cf Propositio 26 13 NVTM 28.

Một phần của tài liệu noi_dung_giao_ly_tan_phuc_am_hoa_giao_xu_2015 (Trang 48 - 53)

IV. Quyết tâm: Bước theo Đức Kitô trên hành trình thứ tha và chia sẻ.

12 NVTM 28 Cf Propositio 26 13 NVTM 28.

III. Bài học:

1. H: Cộng đoàn Giáo xứ lãnh nhận sứ vụ nào từ Đức Kitô ?

T: “Cộng đoàn giáo xứ được thiết lập để thi hành sứ vụ Chúa Kitô giao phó là tôn thờ Thiên Chúa, loan truyền Lời Chúa và thực thi bác ái cộng đồng trong Giáo Hội cũng như trong xã hội.

2. H: Tại sao cơ chế giáo xứ cần phải có tính linh động cao?

T: Cơ chế Giáo xứ cần có tính linh động cao để có thể tiếp thu các tình huống khác biệt và thực sự gần gũi con người qua từng hoàn cảnh gia đình và mỗi cuộc đời của họ.

3. H: Tại sao Giáo xứ tự bản chất là cơ chế của một Giáo Hội Loan Báo Tin Mừng?

T: Giáo xứ là sự hiện diện của Hội Thánh tại một địa phương nhất định và một trung tâm thường xuyên vươn ra truyền giáo, để nếu có ai được Chúa Thánh Thần thúc đẩy đến đây tìm Thiên Chúa, họ sẽ gặp được Ngài.14

IV. Quyết tâm:

Cùng với cộng đoàn giáo xứ, luôn tích cực cầu nguyện và quảng đại dấn thân cho sứ vụ loan báo Tin Mừng.

Bài 13:

GIÁO XỨ TRUYỀN GIÁO

QUA SINH HOẠT CÁC ĐOÀN THỂ VÀ PHONG TRÀO

I. Lời Chúa:

“Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ” (Cvtđ 2, 44-47).

II. Giải thích:

Các Nghị Phụ Công Đồng Vat. II đã công bố rõ ràng trong Tuyên ngôn Giáo Dục: Mọi kitô hữu , nhờ việc tái sinh bởi nước và Thánh Thần, đã trở nên những tạo vật mới, được

gọi là con Thiên Chúa và quả thực như thế, nên có quyền hưởng một nền giáo dục Kitô giáo. Nền giáo dục này không chỉ nhằm giúp con người được trưởng thành như vừa trình bày, nhưng cốt yếu là nhằm giúp những người đã rửa tội ngày càng ý thức hơn về hồng ân Ðức Tin đã nhận lãnh trong khi họ được hứơng dẫn để dần dần hiểu biết mầu nhiệm cứu rỗi. Nền giáo dục ấy còn giúp họ biết cách thờ phượng Thiên Chúa Cha trong tinh thần và chân lý (x. Gio 4,23), nhất là qua việc cử hành phụng vụ, cũng như huấn luyện họ biết sống theo con người mới trong công bình và thánh thiện của chân lý (Eph 4,22-24). Nhờ vậy họ đạt tới con người hoàn thiện, tới tuổi sung mãn của Chúa Kitô (x. Eph 4,13) và góp phần vào việc tăng trưởng của Nhiệm Thể . Hơn nữa, vì ý thức được ơn kêu gọi của mình, chính họ phải tập thói quen minh chứng niềm cậy trông của mình (x. 1Pr 3,15) cũng như phải giúp cải tạo thế giới theo tinh thần Kitô giáo. Nhờ đó những giá trị tự nhiên sẽ góp phần vào lợi ích của toàn thể xã hội , khi được hòa hợp vào viễn ảnh toàn vẹn của con người được Chúa Kitô cứu chuộc. Vì vậy Thánh Công Ðồng nhắc lại cho những Chủ Chăn hướng dẫn các linh hồn nhiệm vụ rất quan trọng là phải thu xếp mọi sự để các tín hữu được hưởng nhờ nền giáo dục kitô giáo nhất là giới trẻ, niềm hy vọng của Giáo Hội” (Tuyên ngôn Giáo Dục 2).

“để chu toàn nhiệm vụ giáo dục, Giáo Hội quan tâm đến tất cả các phương thế thích hợp, đặc biệt là những phương thế riêng của mình. Trước hết là việc giảng dạy giáo lý nhằm soi sáng và củng cố đức tin, nuôi dưỡng đời sống theo tinh thần Chúa Kitô, đưa đến việc ý thức và tham dự linh động vào mầu nhiệm phụng vụ, khuyến khích hoạt động tông đồ. Nhưng Giáo Hội cũng tôn trọng và tìm cách đem tinh

thần mình thấm nhuần và nâng cao những phương thế khác thuộc di sản chung của nhân loại và góp phần lớn lao vào việc trau dồi tinh thần và đào luyện con người, như các phương tiện truyền thông xã hội, các tổ chức có mục đích tập luyện tinh thần và thể xác, các phong trào thanh thiếu niên và nhất là các trường học.” (Tuyên ngôn Giáo Dục 4).

Qua Giáo Huấn của Vat. II, chúng ta dễ dàng nhận ra vai trò giáo dục của các Phong Trào và Hội Đoàn đối với các Giáo xứ mà ĐTC Phanxicô nêu lên trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng: “Các cơ chế khác của Hội Thánh, các cộng đoàn cơ bản và các cộng đoàn nhỏ, các phong trào và các dạng hiệp hội là một nguồn lực làm phong phú Hội Thánh, được khơi dậy bởi Thần Khí để Phúc-Âm-hoá các vùng và các lãnh vực khác nhau. Các tổ chức này thường mang một nhiệt huyết phúc âm hoá mới và một khả năng mới để đối thoại với thế giới nhờ đó Hội Thánh được canh tân.”15

Được biết, ngoài các lớp giáo lý theo lứa tuổi hay các lớp cơ bản Vỡ Lòng, Thêm Sức, Bao Đồng, Vào Đời, Chuẩn Bị Hôn Nhân hay Lễ Sinh và Ca Đoàn lớn nhỏ, phục vụ Bàn Thánh, mỗi giáo xứ đều có nhiều phong trào và hội đoàn cùng sinh hoạt. Tại Tổng Giáo Phận Huế, hiện có 14 đoàn thể và phong trào: 1. Legio Mariae; 2. Hội Các Bà Mẹ Công Giáo; 3. Giới Trẻ; 4. Hướng Đạo Công Giáo; 5. Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình; 6. Gia Đình Cùng Theo Chúa; 7. Gia đình Khôi Bình; 8. Dòng Phan Sinh Tại Thế Việt Nam; 9. Dòng Ba Cát Minh; 10. Hiệp hội Con Đức Mẹ Vô Nhiễm; 11. Hiệp hội Con Đức Mẹ Đi Viếng; 12. Lòng Thương Xót Chúa; 13. Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm; 14. Thiếu Nhi Thánh Thể...

Các phong trào, các hội đoàn và các lớp giáo lý là “những phương thế riêng của Giáo Hội” đã được nêu lên trong Tuyên Ngôn Giáo Dục. Thật vậy, kinh qua nhiều linh đạo hết sức đa dạng của các phong trào - đoàn thể và bằng việc thực hiện các chương trình giáo lý liên tục phù hợp cho từng lứa tuổi, các giáo xứ khắp nơi trên đất nước Việt Nam đã và đang góp phần nuôi dưỡng đức tin của người tín hữu ngày càng trưởng thành cũng như ươm mầm ơn gọi, huấn luyện đào tạo và chuẩn bị “nhân sự” cho “cánh đồng Truyền Giáo” đang còn bao la của Việt Nam và của lục địa Á châu rộng lớn. Điều đáng mừng là sau Vat. II, các phong trào và đoàn thể thường dùng Phụng vụ, Lời Chúa và Giáo Huấn của Giáo Hội để bồi dưỡng các thành viên của mình. Nhờ vậy, có thể nói “trong mọi hoạt động của mình, giáo xứ cổ vũ và huấn luyện các thành viên của mình trở thành những người loan báo Tin Mừng.”16

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng lưu ý rằng các phong trào và đoàn thể sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các linh hồn, nếu biết gắn liền với thực tế phong phú của giáo xứ tại địa phương và sẵn sàng tham gia vào hoạt động mục vụ toàn thể của hội thánh địa phương.17

III. Bài học:

1. H: Các phong trào và đoàn thể đem lại lợi ích nào cho giáo xứ?

T: Dưới tác động của Chúa Thánh Thần, các phong trào và đoàn thể là một nguồn sinh lực giúp canh tân và làm phong phú đời sống đạo

Một phần của tài liệu noi_dung_giao_ly_tan_phuc_am_hoa_giao_xu_2015 (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w