Lời Chúa:“Đối với họ, mọi sự đều là của chung” (Cv 4,32).

Một phần của tài liệu noi_dung_giao_ly_tan_phuc_am_hoa_giao_xu_2015 (Trang 39 - 43)

II. Giải thích:

Trong thư Mục vụ 2014, các giám mục Việt Nam tha thiết mời gọi: "chúng tôi mời anh chị em hướng đến một gia đình rộng lớn hơn, là giáo xứ. Thật vậy, giáo xứ là gia đình của những người con cái Thiên Chúa, trong đó tất cả là anh chị em với nhau." (số 1).

Qua bí tích Rửa tội, các tín hữu trở thành thành viên gia đình của Thiên Chúa, trong đó họ là anh chị em sống yêu

thương nhau bằng chính Tình yêu của Chúa. Đây là một gia đình không phải được liên kết bằng máu thịt thông thường của cha mẹ trần thế, nhưng bằng Máu Thịt của Con Thiên Chúa xuống thế làm người: “Các con hãy cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy” (Mt 26,26), và họ được nối kết lại với nhau bằng tác động thực thi ý Chúa: “Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh chị em Thầy, là mẹ Thầy” (Mc 3,35).

Gia đình con cái của Thiên Chúa này gồm đủ mọi hạng người: giàu nghèo, tự do hay nô lệ, nam hay nữ, già hay trẻ, nhưng tất cả là những kẻ không thuộc về thế gian nầy, hoặc như được kê ra trong Bài Giảng Trên Núi, đó là những kẻ bị thế gian khinh miệt vì nghèo, vì đói, vì khóc lóc đau khổ, hoặc những kẻ bị thế gian oán ghét, khai trừ, xóa sổ (x. Lc 6,20-22).

Trong gia đình siêu nhiên nầy, Thiên Chúa là Cha:

“Lạy Cha chúng con ở trên trời ” (Mt 6,9); một người Cha nhân từ: “Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy” (Lc 15,32) ; một người Cha sẳn sàng lắng nghe mọi lời con cái kêu xin: “Nếu ở dưới đất, hai người trong các con hợp lời xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho”

(Mt 18-19 ). Và Chúa Giêsu là Vị Anh Cả luôn luôn hiện diện với đoàn em trong bất cứ nơi đâu: “Để Con của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đảo" (Rm 8,29) ) và trong bất cứ lúc nào: “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế ” (Mt 28,20).

Do đó, mọi người đều là anh chị em với nhau trong Chúa; họ luôn yêu thương nhau, luôn tha thứ cho nhau: “Nếu

người anh em của con xúc phạm đến con, con hãy khiển trách nó; nếu nó hối hận, thì hãy tha thứ cho nó. Dù nó xúc phạm đến con một ngày đến bảy lần, rồi bảy lần trở lại nói với con: “tôi hối hận”, thì con cũng phải tha cho nó ” (Lc 17,3-4).

Trong gia đình này, mọi người yêu thương giúp nhau đổi mới: “Nếu người anh em của con trót phạm tội, con hãy đi sửa lỗi nó, một mình con với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe con, thì con đã được món lợi là người anh em mình. Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa…..Nếu nó không chịu nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh” (Mt 18,15-17).

Khi quy tụ với nhau trong cùng một giáo xứ để thờ phượng, để được dưỡng nuôi bằng Lời, để canh tân đời sống, để hiệp thông truyền giáo, cộng đoàn Kitô hữu trở thành một gia đình những người con cái Thiên Chúa, luôn hiệp thông với nhau trên nền tảng phép Rửa, nghĩa là mọi tín hữu đều bình đẳng với nhau về phẩm giá, nên phải tôn trọng, cộng tác và chia sẻ với nhau để cùng nhau xây dựng ngôi nhà chung là Giáo xứ và thi hành sứ mạng chung là loan báo Tin Mừng cho muôn dân. (x. Thư mục vụ 2015, số 4).

Do đó, gia đình giáo xứ cần có sự hiệp thông phải bắt nguồntừ trong ra (thay vì từ ngoài vào) nghĩa là sự hiệp thông đích thực phải phát xuất từ trái tim con người, chứ không phải từ bên ngoài áp đặt vào. Hiệp thông đích thực chỉ có thể có từ bên trong khi con người đến với nhau bằng tất cả tự do và trách nhiệm, coi nhau như những nhân vị, và sự hiệp thông ấy được khơi nguồn từ sự hiệp thông với Thiên Chúa, nhờ đó mối quan hệ của các thành viên trong giáo xứ được định hình bởi tinh thần hiếu hòa và dâng hiến phục vụ, luôn hướng tới

tinh thần cộng tác và hòa giải – để chữa lành hơn là gây thương tích , để cùng nhau xây đắp nền văn minh tình thương và văn hóa gặp gỡ, là "có thể thỏa thuận với nhau, có thể hiểu nhau, có thể hợp tác, thậm chí có thể tìm ra cách giải quyết những khó khăn làm chúng ta xa nhau” “khi có những vấn đề, thì cần phải đối thoại. Càng có nhiều vấn đề và nhiều khó khăn, thì càng phải đối thoại nhiều hơn nữa”. (Đức hồng y Parolin. WHĐ 20.12.2014).

Có như thế, tình huynh đệ sẽ ngăn chặn sự lan tràn của tính thờ ơ vô cảm và chống lại “nền văn hóa loại bỏ” trên quy mô toàn cầu. Toàn cầu hóa thờ ơ vô cảm phải nhường chỗ cho toàn cầu hóa tình huynh đệ, trong đó, giữa linh mục và giáo dân cũng như giữa giáo dân với nhau, mỗi người luôn ý thức mình là anh chị em của nhau, được Đấng giàu lòng thương xót quy tụ lại trong ngôi thánh đường, nên sẽ hết lòng thương xót bao dung với nhau! Chính lòng thương xót sẽ giải tỏa những đố kỵ, những điều khúc mắc giữa con người để sống với nhau trọn tình hơn. Lòng thương xót giúp người ta sống cởi mở hơn giữa những người tín hữu với nhau, giữa những người hàng xóm với nhau, giữa những người trong cộng đoàn với nhau, giữa những người hội đoàn này với hội đoàn kia trong giáo xứ.

III. Bài học:

1. H: Để xây dựng cộng đoàn Giáo xứ là con cái Thiên Chúa, chúng ta phải làm gì?

T: Vì cùng có Chúa là Cha và Đức Giêsu là Anh Cả, nên chúng ta phải yêu thương đùm bọc nhau như anh chị em một nhà.

2. H: Lòng thương xót như Chúa là Đấng hay thương xót sẽ giúp gì cho cộng đoàn Giáo xứ ?

T: Lòng thương xót như Chúa là Đấng hay thương xót sẽ giúp cho cộng đoàn Giáo xứ giải tỏa những đố kỵ, những điều khúc mắc giữa con người, và giúp sống cởi mở hơn với nhau và với mọi người.

Một phần của tài liệu noi_dung_giao_ly_tan_phuc_am_hoa_giao_xu_2015 (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w