IV. Quyết tâm: Bước theo Đức Kitô trên hành trình thứ tha và chia sẻ.
CHIỀU KÍCH TRUYỀN GIÁO CỦA CƠ CHÊ GIÁO XỨ
CỦA CƠ CHÊ GIÁO XỨ
Bài 12:
GIÁO XỨ LÀ CỘNG ĐỒNG TRUYỀN GIÁO CƠ BẢNI. Lời Chúa: I. Lời Chúa:
“Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng. Mọi người đều kinh sợ, vì các Tông Đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ” (CvTđ 2, 42-43).
II. Giải thích:
Trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, khi đề cập đến “một chương mới của công cuộc loan báo Tin Mừng ngập tràn niềm vui” của Giáo Hội hôm nay, ĐTC Phanxicô xác nhận vai trò đặc thù của giáo xứ trong kế hoạch canh tân Giáo Hội “không thể trì hoãn” của Ngài qua một số nét cụ thể như sau:
Giáo xứ là một cơ chế có tính linh động cao: “Giáo xứ không phải là một cơ chế lỗi thời; lý do chính là nó có tính linh động cao, nó có thể tiếp thu những tình huống khá khác biệt tuỳ theo sự cởi mở và óc sáng tạo truyền giáo của người mục tử và của cộng đoàn.”9 Thật vậy, có nhiều tên gọi dành cho nhiều “trạng huống” khác nhau theo từng thời điểm hình thành một giáo xứ: giáo xứ, giáo sở, giáo họ, khu vực, giáo điểm. Ngoài ra, giáo xứ còn có thể là tòng thổ hay tòng nhân: “Theo luật chung, giáo xứ phải có tính cách tòng thổ, nghĩa là bao gồm tất cả các kitô-hữu thuộc một địa hạt nhất định; tuy nhiên, ở đâu thấy thuận lợi, thì phải thiết lập các giáo xứ tòng nhân, xét theo lễ điển, ngôn ngữ, quốc tịch của các kitô hữu trong một địa hạt và còn xét theo bất cứ một lý do nào khác” (GL 518).
Giáo xứ là một cơ chế gần gũi với con người: “Chắc chắn giáo xứ không phải là cơ chế duy nhất loan báo Tin Mừng, nhưng nếu nó tỏ ra có khả năng tự canh tân và thích nghi không ngừng, nó vẫn tiếp tục là “Hội Thánh sống giữa các gia đình của các con trai con gái mình”.10 Điều này có nghĩa là giáo xứ thực sự tiếp xúc với các gia đình và các cuộc
9NVTM 28.