Method)
Phương pháp lan truyền sóng bề mặt được đề xuất do Popovic vào năm 2000 và sơ đồ phép đo được thể hiện như Hình 1.18a [68].
Hình 1.18. a) Sơ đồ phép đo, b) Quan hệ tín hiệu lan truyền dBC và chiều sâu vết nứt [68]
Trong Hình 1.18a, nguồn tác động được đặt tại A và D, tại B và C đặt hai cảm biến để thu nhận tín hiệu. Dựa trên tín hiệu nhận được tại B và C, nghiên cứu xác
định được độ lớn của tỉ lệ giá trị lan truyền từ vị trí B đến vị trí C qua vết nứt (dBC) theo Biểu thức (1.11).
d
BC
(1.11)
Trong đó: VAC là tín hiệu từ A và nhận được tại C, VAB là tín hiệu từ A và nhận được tại B, VDB là tín hiệu từ D và nhận được tại B và VDC là tín hiệu từ D và nhận được tại C. Giá trị dBC phụ thuộc vào tần số tại nguồn phát và chiều sâu vết nứt. Quan hệ giữa tỉ lệ tín hiệu lan truyền dBC, tần số nguồn phát và chiều sâu vết nứt được thể hiện như Hình 1.18b. Kết quả cho thấy giá trị lan truyền dBC qua vết nứt luôn nhỏ hơn 1, giá trị này càng lớn thì chiều sâu vết nứt càng nhỏ và ngược lại.
Dựa trên cơ sở của phương pháp này, nhiều tác giả nghiên cứu dự đoán chiều sâu vết nứt mở bê tông trong nhiều trường hợp khác nhau: Foo Wei Lee dự đoán chiều sâu vết nứt mở từ 3cm đến 15cm trên mẫu bê tông [51], Seong-Hoon Kee dự đoán chiều sâu vết nứt mở từ 0cm đến 15cm trên mẫu dầm bê tông kích thước 25cmx260cm [42], Won-Joon Song nghiên cứu cách đo hệ số truyền sóng bề mặt qua vết nứt mở trên bê tông [79].