Xác định cường độ chịu nén của các mẫu bê tông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng sóng siêu âm dự đoán cường độ chịu nén và vết nứt của bê tông sử dụng tro bay và bột đá (Trang 97 - 98)

Máy nén bê tông được sử dụng là máy nén thủy lực SYE-2000A (Hình 3.8), cường độ nén lớn nhất là 200tấn. Cường độ nén được xác định theo biểu thức sau đây [14]:

R = P

A Trong đó: R là cường độ nén của bê tông (daN/cm2), P là lực nén (daN) và A

là diện tích tiết diện mẫu (cm2).

Kết quả cường độ chịu nén 72 mẫu được trình bày trong Phụ lục 5.7.

Hình 3.8. Nén mẫu xác định cường độ chịu nén bê tông 3.2.3. Xây dựng mô hình dự đoán cường độ chịu nén của bê tông

Qua phân tích nghiên cứu tổng quan, chúng tôi đã xác định được hai phương pháp để dự đoán cường độ chịu nén đó là hồi quy tuyến tính và mạng nơ-ron nhân tạo. Ba mô hình dự đoán với thông số đầu vào khác nhau được thực hiện, mục đích là để so sánh độ chính xác của các mô hình và lựa chọn được mô hình tối ưu nhất.

Mô hình 1: 05 tham số đầu vào gồm khối lượng cốt liệu bé A[kg], cốt liệu lớn B[kg], chất kết dính C[kg], lượng nước D[lít] (Phụ lục 5.1) và vận tốc xung siêu âm UPV tuổi 28 ngày[m/s] (Phụ lục 5.3); Đầu ra của mô hình là cường độ chịu nén bê tông tuổi 28 ngày R[daN/cm2].

Mô hình 2: 05 tham số đầu vào gồm khối lượng cốt liệu bé A[kg], cốt liệu lớn B[kg], chất kết dính C[kg], lượng nước D[lít] (Phụ lục 5.1) và tỉ lệ suy giảm biên độ sóng siêu âm A2/A1 (Phụ lục 5.4); Đầu ra của mô hình là cường độ chịu nén bê tông tuổi 28 ngày R[daN/cm2].

Mô hình 3: 06 tham số đầu vào gồm khối lượng cốt liệu bé A[kg], cốt

liệu lớn B[kg], chất kết dính C[kg], lượng nước D[lít] (Phụ lục 5.1), UPV tuổi 28 ngày[m/s] (Phụ lục 5.3) và tỉ lệ suy giảm biên độ A2/A1 (Phụ lục 5.4); Đầu ra của mô hình là cường độ chịu nén bê tông tuổi 28 ngày R[daN/cm2].

3.2.3.1. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng sóng siêu âm dự đoán cường độ chịu nén và vết nứt của bê tông sử dụng tro bay và bột đá (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w