5. Bố cục đề tài nghiên cứu
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Bưu điện Tỉnh Quảng Nam
Một là,chính sách đãi ngộ nhân tài là yếu tố quan trọng để đảm bảo và duy trì nguồn nhân lực chất lượng cao
Cần xây dựng chính sách đãi ngộ thỏa đáng như: lương, điều kiện làm việc, bảo
ra để cống hiến cho đơn vị, họ không thuần túy làm việc chỉ vì vấn đề mưu sinh mà còn luôn có sự tìm tòi, sáng tạo trong công việc.
Hai là, chính sách đầu tư cho đào tạo, đào tạo lại đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Công tác đào tạo hiện nay không chỉ là một trong những nghiệp vụ thông thường mà còn được coi như là một nhiệm vụ chủ yếu. Nhiều năm qua, công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề cho người lao động đã được các cơ quan, đơn vị, các ngành triển khai, áp dụng một cách khoa học và có hệ thống. Bên cạnh đó, cần hoạch định những chính sách giáo dục và đào tạo cho từng giai đoạn phát triển, đồng thời tập trung mạnh và luôn tăng mức chi phí đầu tư cho công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng người lao động nâng cao trình độ chuyên môn.
Ba là, sử dụng nguồn nhân lực đúng đắn, hợp lý sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Các chính sách tạo động lực trong sử dụng nguồn nhân lực của mỗi đơn vị có đặc điểm riêng. Tuy nhiên, đều có một điểm chung đó là trả lương cao đúng với công sức đóng góp của người lao động, phù hợp với từng vị trí công việc mà người lao động đảm nhận, nhằm tạo sự cạnh tranh, kích thích sự sáng tạo, hăng say làm việc của mỗi cá nhân người lao động. Ở nước ta, chính sách tiền lương của các đơn vị, tổ chức nói chung còn mang nặng dấu án của tính bình quân nên không tạo động lực trong đánh giá, kích thích phát triển nguồn nhân lực.
Bốn là, xây dựng mối quan hệ với các trường đào tạo để lựa chọn, thu hút các sinh viên xuất sắc.
Thông qua các chính sách, có chế hoạt động của mình, các doanh nghiệp cần gắn với các trường đào tạo và ngược lại các trường đào tạo gắn với doanh nghiệp để đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực là những sinh viên giỏi, năng động một cách có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Bưu điện Tỉnh Quảng Nam