Bệnh gây nên bởi Francisella tularensis, là trực khuẩn Gram (-) ưa khí, gây bệnh trên người qua đường da do tiếp xúc với thú vật nhiễm bệnh: thợ săn, người làm bếp. Nguồn lây nhiễm rất rộng: động vật gặm nhấm (95% các trường hợp ở Pháp là do nhiễm bệnh từ thỏ), động vật có vú, chim. Đường vào bao gồm ăn thịt nấu không kỹ, tiếp xúc qua niêm mạc, vết đốt, vết cắn...
1. Triệu chứng toàn thân
Khoảng 4 ngày sau khi nhiễm vi khuan qua da, bệnh có biểu hiện loét, nổi hạch với sốt hoặc sốt nhẹ. Tại nơi nhiễm khuẩn xuất hiện một nốt ngứa sau đó loét, viêm, nhiều tơ huyết vối nền hơi đen, tôn thương này gọi là săng; kèm theo có viêm hạch cứng, sau đó mềm dần và cuối cùng bị dò kéo dài. Khi nhiễm bệnh qua đường tiêu hoá, bệnh biểu hiện bằng viêm họng xuất tiết màng với biến chứng viêm hạch cổ, hoặc viêm dạ dày ruột với các biểu hiện nôn, ỉa chảy, đau bụng và biến chứng viêm hạch ở nội tạng. Các biểu hiện khác bao gồm: viêm phổi - màng phổi do lan xuống từ họng hoặc do hít phải vi khuẩn, viêm màng não có tăng lympho dịch não tuỷ, viêm nội - ngoại tâm mạc, viêm phúc mạc, viêm tuỷ xương...
2. Biểu hiện ở mắt
Thường là viêm kết mạc u hạt một bên kèm theo viêm hạch trước tai, dưới hàm hoặc hạch cổ (hội chứng Parmaud). ờ niêm mạc, các hạt hơi vàng lẫn trong niêm mạc, đôi khi bị áp xe hoá và loét làm nặng thêm bệnh cảnh lâm sàng (đỏ rực cùng đồ, phù kết mạc, nhiều tiết tô), đôi khi thành rò.
3. Chẩn đoán
Bệnh có bệnh cảnh lâm sàng gần giống nhiều bệnh nhiễm khuẩn khác, nhất là khi không có săng thâm nhiêm. Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm tìm vi khuẩn trong dịch chọc hút hạch, chẩn đoán huyết thanh vào ngày thứ 10 (phản ứng ngưng kết > 1/100).
4. Điều trị
Thông thường bệnh lành tính nhưng thường phải điểu trị kháng sinh toàn thân: doxycvclin 200mg/ngày trong 3 tuần hoặc streptomycin 10mg/kg cân nặng hoặc gentallin 3mg/kg cân nặng trong 10 ngày. Gần đây kháng sinh thường được dùng là fluoroquinolon.