X. NHIỄM CHL AMYDIA 1 Vi khuẩn gây bệnh
2.3. Hội chứng Fiessinger-Leroy-Reiter (hội chứng mắt niệu đạo khớp): Gần như chỉ gặp trên nam giói trẻ tuổi, 80% các
đạo - khớp): Gần như chỉ gặp trên nam giói trẻ tuổi, 80% các trường hợp có kháng nguyên bạch cầu nhóm HLA-B27. Bệnh biểu hiện bằng một viêm khớp phản ứng sau viêm niệu đạo do
c. trachom atis. Hội chứng thường bắt đầu bằng viêm niệu đạo, 45
viêm kết mạc thoáng qua, đôi khi kéo dài hoặc tái phát, gây biến chứng. Viêm một hoặc nhiều khớp, thường viêm nặng, có dịch khớp, bay bị ở những khớp lốn (gối, vai, cùng chậu), thường có chứng đau gót chân. Dịch khốp có nhiều bạch cầu đa nhân (<50000/m m3) và bổ thể. Bệnh có thể khỏi sau vài tuần nhưng cũng có thể kéo dài hàng tháng và gây các biến chứng. Hội chứng viêm kết mạc -niệu đạo -khớp có thể kèm theo viêm trợt bao qui đầu, các triệu chứng toàn thân, chứng teo cơ, đôi khi có suy động mạch chủ, blốc nhĩ -thất, các biến chứng thần kinh và bệnh thoái hoá dạng tinh bột, 15 đến 30% các trường hợp bệnh dẫn đến viêm cột sống dính khốp.
Chẩn đoán
Nuôi cấy tìm c . trachomatis trong dịch khớp thường âm tính, tuy nhiên có thể dùng phản ứng PC R để tìm acid nhân của Chlamydia. Có thể làm xét nghiệm dịch niệu quản, sự có mặt của IgM đặc hiệu chứng tỏ có một nhiễm trùng mới, càng khẳng định chẩn đoán.
3. Triệu chứng tại mắt
Typ huyết thanh nhóm A, B, Ba và c gây bệnh mắt hột, viêm kết giác mạc hột, u hạt mạn tính và tiến triển; chúng gáy thành dịch lớn hoành hành ở các nước đang phát triển, có khoảng 600 triệu người mắc bệnh và khoảng 6 triệu người bị mù loà.
Typ huyêt thanh D và K gây các nhiễm Chlamydia sinh dục và viêm kêt mạc thể vùi sơ sinh và ở người lớn, chiêm một tỷ lệ lớn trong các bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục. ờ nữ,
Chlamydia gây viêm cô tử cung, viêm vòi trứng, viêm niệu đạo, có thể gây vô sinh hoặc chửa ngoài tử cung; cũng thường gặp dạng kêt hợp với nhiễm trùng H erpes hoặc virus Papilloma, ơ nam giới thường gặp viêm niệu đạo, viêm mào tinh, có thê gây vô sinh, bệnh thường lây nhiễm qua quan hệ đông giới. Trẻ sinh ra ở người mẹ bị nhiễm trùng đường sinh
dục dạng hoạt tính có tối 50% nguy cơ viêm kết mạc thể vùi sơ sinh trong ba tuần đầu mới sinh. Bệnh biểu hiện bằng viêm kết mạc mủ nhày, có thể gây biến chứng viêm giác mạc nông kèm theo tân mạch, có thể kéo dài hàng tuần nếu không được điều trị thích hợp, lúc này bệnh biểu hiện bằng viêm kết mạc hột. Bệnh được điều trị bằng erythromycin đường uống (30- 50mg/kg cân nặng trong 10 đến 20 ngày), kháng sinh này có hiệu quả với viêm kết mạc và cả với nhiễm đường hô hấp kèm theo. Điều trị tại chỗ bằng cách tra oxytetracyclin, có thể tra thuốc này để phòng bệnh khi mới sinh, thay th ế cho nitrat bạc vì nitrat bạc chỉ có tác dụng với lậu cầu. Ở ngươi lớn, c .
trachomatis là nguyên nhân gây viêm kết mạc hột câp tính, mủ nhày, bệnh khởi phát sau 12 ngày nhiễm khuẩn do tiếp xúc đưòng sinh dục, qua nước bể bơi bị nhiễm khuẩn... Bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính nếu không được điều trị đúng, và có thể gây biến chứng viêm giác mạc nông. Điều trị giông thể gặp ở trẻ sơ sinh. Nhiễm c. trachomatis có thể gây hội chứng Fiessinger-Leroy-Reiter với triệu chứng viêm đa khớp, niệu đạo, kết mạc, viêm kết mạc ở đây là viêm kết mạc hột, có thể kèm viêm giác mạc hoặc thậm chí viêm màng bồ đào trước.
Có thể tìm thấy Chlam ydia trong 9% các trường hợp viêm kết mạc cấp tính, 19% các trường hợp mạn tính, và trong 50% các trường hợp viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh, phù cực sau đáy mắt, rung giật nhãn cầu, viêm thị thần kinh, c ầ n làm chẩn đoán sinh học khi triệu chứng không điển hình. Bệnh phẩm lấy từ chất nạo kết mạc, lấy trước khi điều trị kháng sinh. Phương pháp thường được lựa chọn là phản ứng miễn dịch huỳnh quang. Xét nghiệm PCR hiện nay ít đựơc dùng.
4. Điểu trị
Cần điều trị bằng các kháng sinh có khả năng ngấm tốt vào trong tê bào (như nhóm cyclin, macrolid, rifampicin, fluoroquinolon). Bệnh lý phổi được điều trị bằng doxycyclin với liều 200mg/ngày trong 10-15 ngày hoặc thay bằng macrolid.
Bệnh mắt hột cấp tính, viêm kết mạc ở người lớn, các nhiễm trùng niệu đạo, sinh dục được điều trị tương tự như trên nhưng kéo dài 3 tuần. Fluoroquinolon hay được dùng trong điều trị viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh và các nhiễm trùng sinh dục hỗn hợp (Chlamydia và lậu cầu). Viêm vòi trứng cấp tính được điều trị bằng cách phối hợp kháng sinh: amoxicillin - acid clavulanique - doxycyclin hoặc ofloxacin. Nhiễm Chlamydia ở trẻ sơ sinh hoặc phụ nữ có thai được điểu trị bằng macrolid.
C hư ơng II