NHIỄM NẤM HISTOPLA SMA 1 Dịch tễ

Một phần của tài liệu Các bệnh nhiễm khuẩn về mắt: Phần 1 (Trang 50 - 52)

1. Dịch tễ

Bệnh này do Histoplasma capsulatum gây ra, có thể gây bệnh thành dịch ở miền trung nước Mỹ và một số nước ỏ Trung Mỹ hoặc Nam Mỹ. H. duboisii gây bệnh ở Châu Phi.

Nhiễm nấm H. capsulatum do hít phải. Bệnh không có triệu chứng trong 90% các trường hợp, nhưng cũng có thể biểu hiện bằng sơ nhiễm cấp tính ở đường hô hấp, nhât là ở những người có hệ miễn dịch còn tốt. Ngược lại, bệnh lan rộng, tiên lượng xấu thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi, người già và người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.

2. Triệu chứng tại mắt: Cần phân biệt một tổn thương trực tiếp bởi Histoplasma (bệnh cảnh lâm sàng là một viêm hắc mạc) vối bởi Histoplasma (bệnh cảnh lâm sàng là một viêm hắc mạc) vối một phản ứng quá mẫn trong hội chứng Histoplasma mắt (POSH), thường là không có triệu chứng.

Tổn thương hay gặp nhất là viêm hắc võng mạc trung tâm, vùng hoàng điểm hoặc quanh hoàng điểm. Viêm hắc mạc u hạt nhiều 0 gặp trong bệnh nấm Histoplasma lan toả: các tổn thương dạng củ chứa tác nhân gây bệnh. Viêm màng bồ đào trước rất hiếm gặp.

Nghiên cứu sinh bệnh học cho thấy có hai loại tổn thương ở mắt do H istoplasm a: thứ nhất là tổn thương liên quan đến sự có mặt của tác nhân gây bệnh trong tổ chức của mắt, thứ hai là tổn thương do cơ chế miễn dịch (POHS). Nấm lúc đầu nằm trong tê bào nội mạc

mạch máu của hắc mạc trong quá trình nhiễm nấm huyết, thường kèm theo bệnh lý phổi. Chúng gây nên viêm hắc mạc nhiều 0, hai bên, không triệu chứng, tự khỏi, để lại các sẹo ỏ hắc võng mạc cực sau và vùng ngoại vi. Hắc mạc phía trưốc và dịch kính không bị tổn thương. Sẹo hắc võng mạc vùng hoàng điểm sẽ biểu hiện triệu chứng muộn về sau khi có tân mạch và xuất huyết ở lớp biểu mô sắc tô' (có thê

Hình 2.2. Viêm hắc võng mạc hoàng điểm do Histoplasma

5 đến 15 năm sau). Tổn thương hoàng điểm dạng đĩa củng có thể xuất hiện như một biến chứng muộn, có khi còn gặp viêm thành xương hốc mắt, viêm tuyến lệ. Hội chứng Histoplasma mắt được xác định bởi test da dương tính với histoplasmin (hơn 93% bệnh nhân) trong khi test này chỉ dương tính ở 25% bệnh nhân viêm màng bồ đào do các nguyên nhân khác nhau. Phản ứng này cho thấy có sự tham gia của cơ chế tăng mẫn cảm. Người ta cũng thấy có một tỷ lệ cao các bệnh nhân có kháng nguyên bạch cầu HLA-B27. Chỉ có kháng nguyên của Histoplasma

được phát hiện bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián

tiếp, trong khi không bao giờ tìm thấy nấm, mặc dù người ta cho rằng nấm tồn tại một cách lâu dài và có thể hoạt hoá trở lại ở các ổ viêm hắc mạc. Nấm không chịu tác dụng của amphotericin B. Có những bằng chứng khác chứng tỏ cơ chế tăng mẫn cảm của bệnh lý hoàng điểm: khi làm test da có thể gây các xuất huyết vùng hoàng điểm, hiệu quả của imuran và giải mẫn cảm với histoplasmin chứng tỏ vai trò của tê bào lympho hoạt hoá bởi kháng nguyên của nấm.

Xét nghiệm: khám nghiệm trực tiếp và cấy mủ, phản ứng cố định bổ thể (1/8 đến 1/32).

Một phần của tài liệu Các bệnh nhiễm khuẩn về mắt: Phần 1 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)