Kết quả xây dựng danh mục tương tác thuốc

Một phần của tài liệu Xây dựng danh mục tương tác thuốc bất lợi cần chú ý trong kê đơn ngoại trú tại khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa tỉnh bắc giang năm 2020 (Trang 46 - 49)

4.1.3.1. Danh mục tương tác chống chỉ định

Từ danh mục thuốc được kê đơn ngoại trú, nhóm nghiên cứu đã xây dựng danh mục hoạt chất đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn của đề tài (sau khi loại bỏ các hoạt chất không đủ tiêu chuẩn nghiên cứu). Dựa trên các CSDL đã được thống nhất nhóm tiến hành thực hiện tra cứu. Đầu tiên, nhóm sử dụng cơ sở dữ liệu Drug interactions - Micromedex® Solutions (MM) để tra cứu 214 hoạt chất đã được sàng lọc ở trên, trong quá trình nhập toàn bộ 214 danh mục vào phần mềm MM có 22 hoạt chất không tra được (phụ lục 1) và 19 hoạt chất phải sử dụng tên khác (phụ lục 2). Kết quả cho

38

tổng cộng 510 cặp tương tác ở mức “chống chỉ định” và “nghiêm trọng”, loại bỏ những cặp tương tác ở mức vừa và nhẹ. Tương tự, tiến hành tra cứu trên CSDL Drug Interactions Facts (DIF). Những hoạt chất nào không tra được trên hai phần mềm trên, nhóm nghiên cứu tiến hành tra trên tờ HDSD, Dược thư quốc gia, Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định và trên trang https://www.medicines.org.uk/emc để tránh bị bỏ sót.

Khi đã có đầy đủ thông tin về các cặp tương tác, mức độ tương tác, cơ chế và hậu quả của tương tác từ các CSDL, tiến hành tổng hợp, xây dựng được danh mục TTT ở mức “Chống chỉ định 1” gồm 22 cặp tương tác, với 12 cặp được sàng lọc, lựa chọn từ MM và 10 cặp từ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, công văn 9234/QLD-ĐK năm 2015 về “cập nhật thông tin dược lý đối với thuốc chứa Domperidon”. Có 02 cặp tương tác (amiodarone – colchicin và itraconazol – ticagrelor) trên phần mềm MM cảnh báo ở chống chỉ định nhưng không có thông tin chống chỉ định trên tờ HDSD, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra kỹ các thông tin về cơ chế, hậu quả, mức độ tin cậy, bằng chứng lâm sàng và thống nhất xếp vào danh mục TTT chống chỉ định bổ sung. Tham khảo kết quả của một số nghiên cứu trước, nhóm nghiên cứu nhận thấy sự tương đồng về kết quả của cặp tương tác amiodarone – colchicin cũng được xếp ở danh mục chống chỉ định, như kết quả nghiên cứu luận văn chuyên khoa cấp I của Nguyễn Trọng Dự tại bệnh viện E trung ương năm 2019 [5], Đàm Văn Nồng tại trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ - Quảng Ninh năm 2019 [9], Nguyễn Thị Thái Hà tại trung tâm Y tế huyện Bình Lục – Hà Nam năm 2019 [7].

Kết quả tổng hợp từ 2 danh mục: danh mục TTT chống chỉ định 1 và danh mục TTT chống chỉ định bổ sung nhóm nghiên cứu thu được danh mục TTT chống chỉ định cuối cùng gồm 24 cặp.

Qua rà soát đơn thực tế nhóm nghiên cứu thu được kết quả có 02/24 cặp TTT ở mức độ chống chỉ định xuất hiện khi kê đơn, đó là cặp colchicin – clarithromycin được ghi nhận từ 02 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 0,003%) và cặp amiodarone – ivabradine được ghi nhận từ 01 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 0,001%). Đây là tỷ lệ rất thấp và cũng là điều đáng mừng đối với bệnh nhân, các bác sĩ khoa Khám bệnh và bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang trong năm 2020.

39

4.1.3.2. Danh mục tương tác có mức độ nghiêm trọng

Từ kết quả tra cứu trên MM cho 490 cặp tương tác ở mức nghiêm trọng, nhóm nghiên cứu tiến hành rà soát, sàng lọc và đối chiếu với các CSDL khác (DIF 2015, tờ HDSD thuốc, thông tin trên eMC…), so sánh mức độ tin cậy và bằng chứng y văn…tổng hợp được danh mục tương tác “nghiêm trọng 1” gồm 25 cặp.

Có 06 cặp tương khi tra trên MM cho kết quả ở mức độ chống chỉ định nhưng mức độ bằng chứng thấp và khi kiểm tra trên tờ HDSD không thấy thông tin về các cặp tương tác này, nhóm nghiên cứu đã thống nhất xếp vào danh mục TTT nghiêm trọng bổ sung.

Ghép hai danh mục TTT nghiêm trọng 1 và danh mục TTT nghiêm trọng bổ sung được danh mục TTT nghiêm trọng cần chú ý trong thực hành lâm sàng gồm 31 cặp.

Qua rà soát đơn thực tế nhóm nghiên cứu thu được kết quả có 09/31 cặp TTT ở mức độ nghiêm trọng xuất hiện khi kê đơn, với tổng số lượt tương tác là 1822/75398 đơn, chiếm 2,42%; trong đó có 2 cặp có tần suất xuất hiện nhiều hơn cả là: enalapril – spironolacton chiếm tỉ lệ 0,83%, cặp imidapril – spironolacton chiếm tỉ lệ 0,81%

Để các danh mục TTT thực sự có ý nghĩa và được ứng dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng, nhóm nghiên cứu tiến hành xin ý kiến đồng thuận của các bác sĩ. Vì lưu lượng bệnh nhân đến khám hang ngày là khá đông, các bác sĩ cũng không có nhiều thời gian, nên chúng tôi chỉ xây dựng phiếu xin ý kiến đồng thuận của các bác sĩ: danh mục 24 cặp tương tác “chống chỉ định” và danh mục 31 cặp tương tác “nghiêm trọng” bao gồm các nội dung: Cặp tương tác, hậu quả, xử trí; với ba cột: đồng ý, không đồng ý và ý kiến khác. Sau một tuần, phát phiếu để các bác sĩ đọc và tìm hiểu các thông tin liên quan, nhóm nghiên cứu thu lại phiếu tổng hợp ý kiến và tổ chức họp nhóm chuyên môn bao gồm 11 bác sĩ trực tiếp tham gia khám và kê đơn cho bệnh nhân điều trị ngoại trú, 02 dược sĩ lâm sàng và 01 chuyên gia – giảng viên của trường Đại học Dược Hà nội. Kết quả, phần lớn đã đồng thuận ở mức cao với danh mục mà nhóm nghiên cứu đưa ra.

40

Một phần của tài liệu Xây dựng danh mục tương tác thuốc bất lợi cần chú ý trong kê đơn ngoại trú tại khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa tỉnh bắc giang năm 2020 (Trang 46 - 49)