Trong năm 2019, DMT tân dược sử dụng theo đường uống có số khỏan mục và giá trị sử dụng cao nhất, có 194 khoản mục chiếm 66,9 % tổng số khoản mục, và GTSD với 11.354.613 nghìn đồng chiếm 68,8 % tổng giá trị sử dụng thuốc. Tỷ lệ thuốc sử dụng đường uống cao hơn so với Bệnh viện đa
46
khoa khu vực Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh năm 2018 có GTSD theo đường uống chiếm 55.59%[9].
Nhóm thuốc tiêm truyền đứng thứ 2 với 72 khoản mục chiếm 24,83% tổng số khoản mục và GTSD đứng thứ 2 với 4.329.526 nghìn đồng chiếm 26,23 % . GTSD theo đường uống thấp hơn Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh năm 2018 (32,05%)[9].
Các thuốc sử dụng đường dùng khác như thuốc dùng ngoài, thuốc đặt, thuốc khí dung chiếm số khoản mục nhỏ 24 khoản mục chiếm 8,28 % tổng số khoản mục và GTSD nhỏ 820.791 nghìn đồng chiếm 4,97 % tổng GTSD thuốc.
Theo Thông tư 23/2011/TT-BYT về hướng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có giường bệnh thì “chỉ dùng đường tiêm khi bệnh nhân không uống được hoặc khi sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị với thuốc chỉ dùng được đường tiêm” Và Bộ Y tế, WHO đã có nhiều khuyến cáo nhằm đảm bảo an toàn trong tiêm truyền là giải pháp chỉ sử dụng thuốc tiêm khi cần thiết. Tại bệnh viện giá trị sử dụng của thuốc uống và thuốc tiêm cơ bản hợp lý, tuy nhiên đang có xu hướng tăng sử dụng thuốc tiêm truyền, vì vậy cần giám sát và hạn chế thuốc dạng tiêm truyền, tăng cường sử dụng các thuốc có sinh khả dụng đường uống và đường tiêm/ tiêm truyền cao tương đương, tăng cường công tác Dược lâm sàng: phối hợp chặt chẽ giữa dược sỹ lâm sàng và các khoa điều trị để cân nhắc lựa chọn thuốc trên từng đối tượng bệnh nhân.