Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp ABC

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại trung tâm y tế huyện tân yên, tỉnh bắc giang năm 2019 (Trang 58 - 60)

Phương pháp phân tích ABC là phương pháp tiếp cận hiệu quả để quản lý thuốc, là công cụ hữu ích trong việc lựa chọn, mua và cấp phát, sử dụng thuốc hợp lý cũng như nhận định những vấn đề tồn tại trong sử dụng thuốc.

Phân tích ABC giúp phân tích được nhóm thuốc có chi phí cao, các thuốc này có thể được thay thế với lượng lớn mà có chi phí thấp hơn trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường.

Kết quả phân tích DMT theo phương pháp ABC cho thấy tỷ lệ về số khoản mục và giá trị sử dụng của các thuốc hạng A, B là chưa hợp lý so với khuyến cáo của Bộ Y tê. Cụ thể : Hạng A bao gồm 63 khoản mục (tỷ lệ 21,72 % so với tổng số khoản mục) tương ứng với giá trị sử dụng là 13.156.943 nghìn đồng chiếm 79,72 %; Hạng B bao gồm 66 sản phẩm (tỷ lệ 22,76% so với tổng số khoản mục tân dược và chế phẩm YHCT) tương ứng với giá trị sử dụng là 2.511,434 triệu đồng (tương ứng với 15,22% tổng giá trị sử dụng tân dược và chế phẩm YHCT); Hạng C bao gồm 161 sản phẩm (tỷ lệ 55,52% so với tổng số khoản mục tân dược và chế phẩm YHCT) tương ứng với giá trị sử dụng là 836,553 nghìn đồng (tương ứng với 5,07% tổng giá trị sử dụng tân dược và chế phẩm YHCT).

49

với hướng dẫn của BYT. Cơ cấu mua sắm của Trung tâm vẫn dàn trải trong năm.

So sánh với kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Đa khoa Vân Đình,TP Hà Nội năm 2016 thuốc hạng A chiếm 18 % tổng số khoản mục, thuốc hạng B chiếm 19,1% tổng số khoản mục hạng C chiếm 62,9% số lượng khoản mục và giá trị sử dụng chiếm 5,1%. [13]. Bệnh viện Đa khoa Phù Yên, tỉnh Sơn La tỷ lệ nhóm hạng ABC cũng không hợp lý cụ thể: hạng A chiếm 20,22, hạng B chiếm 25,07, hạng C chiếm 54,72 về số khoản mục [15]. Nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi,TP. Hồ Chí Minh thấy cơ cấu mua săm thuốc không hợp lý, tỷ lệ về số khoản mục hạng ABC lần lượt chiếm 23,49%; 23,15%; 53,36 % .

Trong nhóm A chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là nhóm thuốc tim mạch với 15 KM (23,81%), giá trị sử dụng 4.119.952 nghìn đồng (31,31%). So sánh tỷ lệ chi phí tiêu tốn cho thuốc tim mạch trong nhóm A: Cao hơn Bệnh viện Đa khoa Vân Đình, TP Hà Nội năm 2018: 23,9% GTSD [13]; Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh năm 2018: 13,61% GTSD [9], Bệnh viện Đa khoa huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La năm 2018 7,27% GTSD [15].

Điều này cho thấy các thuốc tim mạch đang là gánh nặng về chi phí của Trung tâm, đòi hỏi cần có sự quan tâm hơn nữa và cần có biện pháp tăng cường công tác quản lý từ khâu dự trù danh mục, đến việc sử dụng kê đơn hợp lý.

Xếp thứ hai là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, GTSD chiếm 26,8 % trong nhóm A. So sánh tỷ lệ này với các đơn vị khác: Cao hơn Bệnh viện Đa khoa Vân Đình, TP Hà Nội năm 2018: 23,9 % GTSD [13]; Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh năm 2018: 25,08% GTSD [9], Thấp hơn Bệnh viện Đa khoa huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La năm 2018: 60,15% GTSD [15].

50

trí thứ ba về giá trị sử dụng 19,45 % trong các thuốc hạng A. Tỷ lệ nhóm này thấp hơn Bệnh viện Đa khoa Vân Đình, TP Hà Nội năm 2018: 21,7 % GTSD [13]; Cao hơn một số đơn vị khác như Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh năm 2018: 4,68% GTSD [9].Bệnh viện Đa khoa huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La năm 2018: 4,61% GTSD [15].

Nhóm Chế phẩm YHCT có 6 khoản mục nhưng giá trị sử dụng đứng thứ tư, tương đương 1.051.764 nghìn đồng, chiếm 7,99%. Ở một số đơn vị khác, tỷ lệ này tương đương với kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương năm 2017 là 7,78% [12]. Thấp hơn Bệnh viện Đa khoa huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La năm 2018: 13,27 % GTSD [15]. Cao hơn một số đơn vị khác như Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh năm 2018: 0,67% GTSD [9].

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại trung tâm y tế huyện tân yên, tỉnh bắc giang năm 2019 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)