Về phân tích danh mục thuốc sử dụng theo ABC/VEN

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại trung tâm y tế huyện tân yên, tỉnh bắc giang năm 2019 (Trang 61 - 66)

Kết hợp giữa hai phương pháp phân tích trên, nhận thấy:

Trong cả 3 hạng A,B,C thuốc nhóm E chiếm nhiều nhất cả về số khoản mục và giá trị sử dụng. Nhóm AE chiếm 70,85 %, nhóm BE chiếm 13,23 % và nhóm CE chiếm 4,20 % tổng giá trị sử dụng..

Các nhóm thuốc cần thiết trong quá trình điều trị là AV gồm 3 khoản mục chiếm 1,03%; BV gồm 5 khoản mục chiếm 1,72 % và CV gồm 15 khoản mục chiếm 5,17%.

Nhóm CN gồm 13 khoản mục chiếm 4,48%, đây là nhóm thuốc ít quan trọng và có giá trị sử dụng không lớn, chiếm 0,5% nên không cần quan tâm nhiều. Tuy nhiên, với nhóm thuốc AN là nhóm có chi phí cao nhưng không cần thiết trong điều trị gồm 7 khoản mục chiếm 2,41% và chiếm 7,13% về giá trị sử dụng. Đây là nhóm thuốc ít quan trọng nhưng lại có giá trị sử dụng lớn, hầu hết là chế phẩm YHCT, trong đó thuốc Cerecap có giá trị sử dụng nhiều nhất 414.296,90 nghìn đồng. Tỷ lệ nhóm AN của Trung tâm cao hơn Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh năm 2018 là 2,85% số khoản mục và chiếm tới 6,33% GTSD[9], và thấp hơn so với Bệnh viện Đa khoa Phù Yên, tỉnh Sơn La, năm 2018, chiếm 5,93% số khoản mục và chiếm tới 14,89% GTSD [15].

52

KẾT LUẬN

1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Tân Yên, Tỉnh Bắc Giang năm 2019.

Danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Tân Yên bao gồm 290 khoản mục thuốc và có giá trị sử dụng là 16.504.930 nghìn đồng. Trong đó thuốc hóa dược chiếm tỷ lệ 95,17% (tương ứng với 273 khoản mục) có giá trị 15.356.015 nghìn đồng (tỷ lệ 93,04%). Thuốc Chế phẩm y học cổ truyền có 14 khoản mục (tỷ lệ là 4,83%) và giá trị sử dụng chiếm tỷ lệ 6,96% so với giá trị thuốc của toàn Trung tâm.

Nhóm thuốc hóa dược có giá trị sử dụng cao nhất trong DMT hóa dược đã sử dụng là nhóm thuốc tim mạch (chiếm 22,10 % về khoản mục và 31,45% về giá trị sử dụng).

Thuốc có nguồn gốc nhập khẩu được sử dụng nhiều với 117 khoản mục (chiếm tỷ lệ 48,96%) và giá trị sử dụng là 8.424.080 nghìn đồng (tương ứng với tỷ lệ 51,04%).

Thuốc đơn thành phần chiếm 71,74 % số khoản mục, 61,96 % về giá trị sử dụng.

Thuốc sử dụng đường tiêm, tiêm truyền và đường uống là đường dùng chính của thuốc tại bệnh viện, trong đó, thuốc sử dụng đường uống chiếm tỷ lệ cao nhất cả về số khoản mục và giá trị sử dụng: 194 khoản mục (tương ứng 66,9%) và giá trị sử dụng: 11.354.613 nghìn đồng (tương ứng 68,8 % ).

Thuốc theo tên thương mại được sử dụng với tỷ lệ cao: 198 khoản mục (tương ứng 98,48%), giá trị chiếm 9.432.139 nghìn đồng chiếm 99,13% ; có 3 thuốc theo tên biệt dược gốc .

2. Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng thuốc theo phương pháp phân tích ABC, VEN và ABC/VEN.

Danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm năm 2019 chưa phù hợp với quy định tại Thông tư 21/2013/TT-BYT:

53

Thuốc hạng A, B, C chiếm về số khoản mục lần lượt là 21,72%, 22,76% và 55,52 %, giá trị sử dụng tương ứng là 79,72%; 15,22% và 5,07%, Thuốc hạng A có 63 thuốc, trong đó nhóm thuốc tim mạch vẫn là nhóm có giá trị sử dụng và số khoản mục cao nhất tương ứng với số tiền là 4.119.952 nghìn đồng, chiếm 31,31% về giá trị sử dụng và 23,81% về số khoản mục. Các thuốc chế phẩm y học cổ truyền sử dụng nhiều

Các thuốc điều trị huyết áp, tiểu đường sử dụng nhiều ngân sách nhất điều này phù hợp với mô hình bệnh tật tại Trung tâm Y tế tuyến huyện.

54

KIẾN NGHỊ

- Hội đồng thuốc và điều trị tại Trung tâm hàng năm tiến hành phân tích ABC/VEN để kịp thời điều chỉnh cơ cấu mua sắm cho phù hợp.

- Thuốc sử dụng hạng A không phù hợp với cơ cấu mua sắm, do đó khi lập danh mục dự trù cần hạn chế lựa chọn dàn trải nhiều thuốc cho cùng một hoạt chất.

- Xem xét hạn chế việc sử dụng các thuốc là các chế phẩm YHCT như Cerecap…

- Nhóm thuốc tim mạch chiếm giá trị sử dụng cao, nên cân nhắc loại bỏ

những thuốc có giá thành cao.

- Tăng tỷ lệ sử dụng thuốc nội, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc ngoại để cân đối ngân sách cho phù hợp.

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2013), Thông tư 21/2013/TT-BYT, ngày 08/8/2013 Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện, Hà Nội. 2. Bộ Y tế (2011), Thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 về việc Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh, Hà Nội.

3. Bộ Y tế (2012), Đề án “người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”, Ban hành kèm theo Quyết định số 4824/QĐ-BYT ngày 03/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hà Nội.

4. Bộ Y tế (2011), Báo cáo kết quả công tác khám, chữa bệnh năm 2010 và trọng tâm năm 2011, Hà Nội.

5. Bộ Y tế (2018), Thông tư số 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2014 của Bộ Y tế về việc Ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế, Hà Nội.

6. Bộ Y tế (2015), Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2014 Tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm, NXB Y học, Hà Nội. 7.BHXH ( 2017), Công văn 3794/BHXH-DVT ngày 28/8/ 2017 về việc thống

nhất tỷ lệ sử dụng biệt dược gốc tại các tuyến điều trị theo chỉ đạo của Chính Phủ, Hà Nội

8. Cục Quản lý Dược (2011), Báo cáo kết quả công tác năm 2010 và định hướng trọng tâm công tác năm 2011, Hà Nội.

9. Phạm Lê Phương Anh (2019), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi, TP Hồ Chí Minh năm 2018, Luận văn Dược sỹ chuyên khoa I, Trường đại học Dược Hà Nội.

10. Lê Thùy Dung ( 2017), “Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Vĩnh Tường- Tỉnh Vĩnh Phúc năm 2017”Luận văn Dược sỹ Chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội.

11. Trần Ngọc Đại (2016), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Yên Thế năm 2016, Luận văn Dược sỹ chuyên khoa I, Trường

56 đại học Dược Hà Nội.

12. Nguyễn Năng Được ( 2017), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Thanh Miện tỉnh Hải Dương năm 2017, Luận văn Dược sỹ chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Thu Hiền (2019), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Vân Đình thành phố Hà Nội năm 2018, Luận văn Dược sỹ chuyên khoa I, Trường đại học Dược Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2016), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2016, Luận văn Dược sỹ chuyên khoa I, Trường đại học Dược Hà Nội.

15. Hà Thị Thu Hương (2019), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Phù Yên - tỉnh Sơn La năm 2018, Luận án chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội.

16. Hoàng Văn Hưởng, Trần Văn Toản (2019), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang năm 2018, Bắc Giang.

17. Mạc Thị Tuyến ( 2017), “Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy–Hải Phòng năm 2017”, Luận văn Dược sỹ Chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội.

18. Hà Thanh Vân ( 2017), “Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung Tâm Y Tế huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng năm 2017”, Luận văn Dược sỹ Chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội.

19.https://moh.gov.vn/home?p_p_id=101&p_p_lifecycle=0&p_p_state=maxi mized&p_p_mode=view&_101_struts_action=%2Fasset_publisher%2Fview _content&_101_type=content&_101_urlTitle=hoi-nghi-tong-ket-e-an-nguoi- viet-nam-uu-tien-dung-thuoc-viet-nam- 20.https://baohiemxahoi.gov.vn/tintuc/Pages/linh-vuc-bao-hiem-y- te.aspx?CateID=169&ItemID=15073.

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại trung tâm y tế huyện tân yên, tỉnh bắc giang năm 2019 (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)