Trong DMT hóa dược sử dụng trong năm 2019 tại Trung tâm, phần lớn là các thuốc đơn thành phần. Số khoản mục thuốc đơn thành phân 198 khoản mục chiếm 71,74 % tổng khoản mục sử dụng thuốc hóa dược, với GTSD là 9.515.080 nghìn đồng chiếm 61,96% tổng GTSD. So sánh với Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi, TP Hồ Chí Minh năm 2018, GTSD thuốc đơn thành
47
phần chiếm 77,89% [9]. Tỷ lệ này ở Bệnh viện Đa khoa Phù Yên, tỉnh Sơn La năm 2018 là 88,18% GTSD [15]. Qua đây, thấy được thuốc đơn thanh phần sử dụng tại Trung tâm chiếm tỷ lệ lớn, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với các bệnh viện được so sánh.
Thuốc hóa dược đa thành phần với 78 khoản mục chiếm 28,26% các khoản mục sử dụng thuốc hóa dược, nhưng GTSD chiếm tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ khoản mục với 5.840.935 nghìn đồng, chiếm 38,04% tổng GTSD
Thông tư 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về Quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện đã ưu tiên sử dụng thuốc ở dạng đơn chất, đối với những thuốc ở dạng phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh đặc biệt và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất.
4.1.6 Cơ cấu thuốc hóa dược đơn thành phần theo tên thuốc
Số khoản muc thuốc theo tên thương mại được sử dụng là 195 trên tổng số 198 mặt hàng thuốc hóa dược đơn thành phần, chiếm tỷ lệ 98,48 %, giá trị sử dụng là 9.432.139 nghìn đồng chiếm 99,13% tổng giá trị sử dụng. Thuốc theo tên biệt dược gốc có 3 khoản mục chiếm 1,52 % về số khoản mục và 0,87 % về giá trị sử dụng.
Việc sử dụng các thuốc mang tên gốc INN được xem là một trong những cách giảm chi phí điều trị và đây cũng là một trong những tiêu chí Bộ Y tế đưa ra trong việc lựa chọn DMT sử dụng tại bệnh viện. Trong thông tư 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế quy định ưu tiên sử dụng thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể. Thuốc mang tên gốc có giá thành rẻ hơn so với các thuốc sử dụng tên biệt dược nên được khuyến khích sử dụng để giảm thiểu chi phí. Do đó khi xây dựng DMT cần cân nhắc sử dụng thuốc theo tên gốc mà vẫn đáp ứng được
48 mục đích điều trị.
Năm 2018, BHXH đề nghị BYT thống nhất tỷ lệ sử dụng Biệt dựơc gốc tại các cơ sở y tế so với tổng chi phí thuốc: Bệnh viện tuyến Trung ương tối đa 30%; Bệnh viện hạng 1 không quá 25 %; Bệnh viện hạng 2 không quá 15 %; Bệnh viện hạng 3 tối đa 4% so với tổng chi phí gốc. Như vậy, tỷ lệ sử dụng thuốc biệt dược gốc tại đơn vị là phù hợp so với khuyến cáo.