Những điểm yếu, hạn chế trong hoạt động kinh doanh sản xuất tại một số tỉnh

Một phần của tài liệu Trình bày cơ hội hợp tác kinh tế giữa campuchia và việt nam (Trang 30 - 34)

ở Việt Nam

Tuy đạt được nhiều tiến bộ trong phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói, giảm nghèo song do xuất phát điểm thấp nên một số tỉnh ở Việt Nam tiếp giáp với biên giới Campuchia còn nhiều điểm yếu, hạn chế và thách thức để có thể phát huy

được những tiềm năng và thế mạnh nhằm phát triển nhanh và thu hẹp dần khoảng cách phát triển với các vùng miền khác trên cả nước. Các doanh nghiệp muốn đầu tư tại đây sẽ phải đối mặt với những điểm yếu và hạn chế chủ yếu là:

* Khả năng tiếp cận tới các thị trường chính trong và ngoài khu vực của các tỉnh tiếp giáp Campuchia vẫn còn hạn chế

Mặc dù có nguồn hàng xuất khẩu phong phú nhưng việc xuất khẩu hàng hóa của các tỉnh đó còn khá khó khăn, chất lượng sản phẩm của các loại cây công nghiệp ở đây còn thấp. Công nghiệp chế biến của các sản phẩm như mía đường và cao su còn lạc hậu, trong khi các loại cây công nghiệp chủ lực khác như cà phê, hồ tiêu được xuất ra bên ngoài chủ yếu dưới dạng nguyên liệu thô. Việc nâng cao năng suất chất lượng và giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông sản thông qua chế biến chưa được thực hiện nhiều vì chưa có sự liên kết tốt với thị trường trong và ngoài nước nên khó đạt được khả năng cạnh tranh nhất định về khối lượng, chất lượng và giá cả sản phẩm.

Ngoài ra do mạng lưới giao thông chưa được cải thiện, chi phí thu mua và phân phối còn cao đã làm hạn chế việc tham gia của các nhà đầu tư.

* Năng lực của các doanh nghiệp nhìn chung còn yếu

Doanh nghiệp hoạt động tại đây nhìn chung vẫn còn nhỏ lẻ. Doanh nghiệp chế biến nông sản có thế mạnh phát triển nhưng chưa tạo được thương hiệu sản phẩm. Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiêu dùng có quy mô nhỏ bé do mật độ dân số thưa. Năng lực chuyên môn, ngoại ngữ của đội ngũ doanh nhân còn yếu cũng là một yếu tố hạn chế mức độ phát triển.

* Các quy định và thủ tục quản lý thương mại và đầu tư qua biên giới vẫn còn phức tạp và rườm rà

Hợp tác thương mại với các đối tác nước ngoài và thu hút đầu tư còn nhiều bất cập. Các chính sách thuế, thủ tục đầu tư chưa được nhất quán, xuất nhập cảnh còn phức tạp,... đã ảnh hưởng đến các dự án đầu tư và hoạt động thương mại tại các tỉnh trong khu vực giáp Campuchia.

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quản lý thương mại và đầu tư qua biên giới còn yếu kém, chưa đầy đủ và đồng bộ bao gồm văn phòng làm việc cho đến trang thiết bị thông quan, kiểm soát xuất nhập cảnh, kiểm dịch, kho tàng, bãi bến, giao nhận, vận tải, tập kết bảo quản hàng hóa cũng như điện nước, vệ sinh môi trường,..

Các dịch vụ thương mại qua biên giới tại các cửa khẩu như bao bì, đóng gói, dịch vụ lao động, bốc dỡ hàng hóa, chuyển tiền, thanh toán... chưa có hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu.

* Thiếu vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch và dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, các cơ sở vui chơi, giải trí

Tuy có nhiều tiềm năng để phát triển ngành du lịch đa dạng, phong phú nhưng nhìn chung hoạt động du lịch chưa phát triển, khách du lịch là người nước ngoài lại càng khiêm tốn. Nguyên nhân là do cơ sở dịch vụ du lịch như khách sạn, nhà hàng chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng.

Phần lớn các điểm du lịch của các tỉnh giáp biên giới Campuchia nằm xa các khu đô thị, xa các vùng kinh tế phát triển nên cơ sở hạ tầng chưa được xây dựng đồng bộ vì rất khó khăn trong thu hút đầu tư vào du lịch ở các nơi này làm cho vấn đề đa dạng hóa sản phẩm du lịch bị hạn chế.

b. Những điểm yếu, hạn chế trong hoạt động kinh doanh sản xuất tại một số tỉnh

ở Campuchia

Đại dịch COVID-19 đang “tàn phá” nhiều nền kinh tế trong khu vực, trong đó có Campuchia với ước tính thiệt hại sơ bộ có thể lên tới hàng trăm triệu USD, nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, khó lòng hồi phục trở lại trong vòng 2-3 năm tới như du lịch, dệt may.

Mặc dù Chính phủ Campuchia đã rất quyết liệt giải quyết những khó khăn, vướng mắc của Nhà đầu tư nhưng cũng cần thời gian để triển khai cụ thể. Vẫn còn thiếu nhiều chính sách đặc thù riêng biệt hoặc các dự án đầu tư vào các tỉnh và địa phương.

Cơ sở hạ tầng tại Campuchia nói chung và các tỉnh Campuchia nói riêng vẫn chưa hoàn thiện mặc dù trong nhiều năm qua, Chính phủ Campuchia đã cố gắng cải thiện cơ sở hạ tầng từ đó gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.

Các doanh nghiệp chưa được hưởng các chính sách ưu đãi của Chính phủ Campuchia do các thủ tục pháp lý còn chưa được hoàn chỉnh. Các doanh nghiệp chưa nắm chắc các văn bản thủ tục pháp lý, thủ tục liên quan đến chủ trương, chính sách của Campuchia và xử lý tình huống khi xảy ra tình hình an ninh chính trị, nhằm đảm bảo tính mạng người lao động và tài sản khi các dự án sản xuất kinh doanh này nằm ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Thủ tục đưa người lao động và phương tiện, vật tư đến vùng dự án kinh doanh gặp nhiều khó khăn bất cập. Việc đăng ký xe vận tải vận chuyển hàng hóa tại các Sở giao thông tại các tỉnh ở Campuchia gặp nhiều khó khăn.

Gặp khá nhiều khó khăn, vướng mắc về vấn đề đất đai. Các dự án cao su chủ yếu phát triển tại các tỉnh miền núi, trung du, dân cư chưa phát triển, trong quá trình thực hiện các dự án, phía Campuchia không bố trí được đủ nguồn đất

cho doanh nghiệp trong khi doanh nghiệp đã bỏ vốn để thực hiện dự án kinh doanh.

Campuchia còn gặp khó khăn về vấn đề giá điện. Tuy các công trình thủy điện đã bắt đầu được triển khai xây dựng nhưng phải đến khoảng 10 năm nữa thì nhà máy điện ở tỉnh Pursat và Koh Kong và các tỉnh ở phía Đông Bắc Campuchia sẽ phát điện.

Một phần của tài liệu Trình bày cơ hội hợp tác kinh tế giữa campuchia và việt nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w