Khó khăn, hạn chế của các DN Campuchia đang đầu tư tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Trình bày cơ hội hợp tác kinh tế giữa campuchia và việt nam (Trang 35 - 36)

- Tại Việt Nam, do sự biến đổi về cơ cấu tuổi của dân số theo xu hướng tỷ trọng của trẻ em dưới 15 tuổi giảm và tỷ trọng của dân số từ 60 tuổi trở lên tăng đã làm cho chỉ số già hóa có xu hướng tăng lên nhanh chóng điều này sẽ tiềm ẩn nguy cơ thiếu nguồn nhân lực cho các DN Campuchia.

- Trình độ ngoại ngữ của người dân còn thấp nên gây khó khăn cho việc đầu tư. Người dân một số vùng còn hạn chế về trình độ, khó tiếp xúc bằng văn bản, nên thay vì quản lý bằng văn bản, doanh nghiệp đều phải thể hiện dưới dạng hình ảnh các chương trình tuyển dụng, đào tạo, chế độ bảo hiểm… để người dân dễ hiểu, dễ nhớ. Tuy nhiên, điều này khiến doanh nghiệp Campuchia mất thêm thời gian, chi phí tài chính.

- Luật pháp Việt Nam cực kỳ phức tạp. Trong lĩnh vực thuế, các DN Campuchia khi đầu tư vào Việt Nam cần chịu các khoản thuế như: thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập cá nhân; thuế nhà thầu nước ngoài; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế tài nguyên… Khi nhà đầu tư muốn đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn về dịch vụ được bán, giấy phép đầu tư có được cấp hay không, và các rủi ro khác.

- Môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh của Việt Nam mặc dù đã được cải

thiện, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng hoàn toàn được yêu cầu của các nhà đầu tư quốc tế. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đổ vào Việt Nam nhưng nhiều doanh nghiệp FDI vẫn than phiền về những bất cập trong môi trường đầu tư như thủ tục hành chính rườm rà, hạ tầng và công nghiệp phụ trợ yếu kém, lạm phát gia tăng… Luật Đầu tư 2014 đã có nhiều thay đổi đáng kể nhưng lại khiến các nhà đầu tư không kịp xoay xở và không yên tâm đầu tư

-Việc cập nhật công nghệ, tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư hoạt động nghiên cứu và phát triển còn hạn chế, chủ yếu là mua hơn là phát triển nâng cao và đổi mới công nghệ. Phần lớn phụ tùng, nguyên vật liệu và dịch vụ đi kèm cho sản xuất được nhập khẩu, thay vì được cung ứng bởi các doanh nghiệp trong nước nên gây tốn kém cho các nhà đầu tư khi phải thêm một khoản thuế khi nhập khẩu nguyên vật liệu.

Phần V: Khuyến nghị về chính sách và giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Trình bày cơ hội hợp tác kinh tế giữa campuchia và việt nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w