Nhóm giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý nói chung

Một phần của tài liệu Trình bày cơ hội hợp tác kinh tế giữa campuchia và việt nam (Trang 36 - 38)

- Đơn giản hóa các thủ tục hải quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách qua lại tại các cửa khẩu, khai thác tiềm năng du lịch của các tỉnh biên giới các nước; khuyến khích hợp tác các dịch vụ tạo thuận lợi hóa thương mại như logistic, ngân hàng, viễn thông. Trước mắt, trên cơ sở rà soát những cơ chế, chính sách

hiện hành đang được áp dụng, kiến nghị Chính phủ các nước giải quyết sớm những vấn đề tồn đọng, tạo điều kiện phát huy tiềm năng của khu vực:

+ Thủ tục qua lại, cư trú: Trên cơ sở Hiệp định miễn thị thực cho công dân mang hộ chiếu phổ thông, các bên song phương có thể xem xét kéo dài thời hạn thị thực, hợp tác trong việc cấp giấy phép lao động và giấy phép tạm trú phù hợp với thời hạn của hợp đồng lao động (nhưng không quá 03 năm)

+ Phương tiện, thiết bị, vật tư qua lại: Đối với phương tiện vận tải, trước mắt quy định cho các phương tiện dưới hình thức thiết bị thực hiện Hợp đồng đầu tư sản xuất vào mỗi nước theo nguyên tắc “Phương tiện được tạm nhập tái xuất vào mỗi nước trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng được tạm nhập tại cửa khẩu này và tái xuất tại cửa khẩu khác, được phép chở hàng hai chiều.

- Sửa đổi bổ sung và hoàn thiện các Hiệp định song phương cho phù hợp với tình hình mới, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh song phương và khu vực, là Hiệp định, Bản thỏa thuận giúp điều chỉnh quan hệ thương mại, hàng hóa giữa hai nước, thuận lợi cho quan hệ thương mại song phương nói chung và khu vực nói riêng.

- Phát huy đầy đủ tác dụng của việc hợp tác giữa các bộ, ngành hữu quan hai nước, xây dựng cơ chế hợp tác có hiệu quả. Đặc biệt, nâng cao hơn nữa tính hiệu quả của Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Campuchia, thành lập nhóm công tác thương mại do cơ quan chủ quản ngành thương mại mỗi nước chủ trì do đây là những cơ chế hữu hiệu trong việc cập nhật và giải quyết những vướng mắc của doanh nghiệp hai nước.

- Chính sách thuế: Ngoài việc áp dụng việc giảm thuế quan theo lộ trình của Hiệp định ATIGA, theo các thỏa thuận ưu đãi thuế quan đã có giữa Việt Nam và

Campuchia, có thể xem xét tới hình thức ưu đãi dành riêng cho khu vực CLMV trên cơ sở mở rộng các thỏa thuận ưu đãi thuế quan đã có hoặc xem xét các mặt

hàng là ưu thế và tiềm năng của khu vực. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh của Việt Nam có hàng hóa xuất khẩu sang Campuchia, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trên địa bàn nơi cơ sở sản xuất kinh doanh đặt trụ sở cho phép thu tiền bán hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi tiền mặt, được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%, khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào và được xét hoàn lại thuế nhập khẩu.

- Kiểm tra, kiểm soát: Thực hiện giờ làm việc tại các Trạm cửa khẩu biên giới thống nhất giữa các nước, kể cả ngày nghỉ lễ và cuối tuần, đồng thời mở rộng đối với trường hợp khẩn cấp, giải quyết bất cứ giờ nào; thúc đẩy việc kiểm tra một lần với cửa khẩu khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia.

- Chính sách đầu tư, thương mại: Để tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh thương mại, Chính phủ hai nước cần đảm bảo thường xuyên cập nhật và có những hướng dẫn cụ thể đối với các chính sách mới ban hành. Thực hiện cấp phép đầu tư đồng thời với việc cấp phép kinh doanh để dự án có thể hoạt động sớm nhất.

Một phần của tài liệu Trình bày cơ hội hợp tác kinh tế giữa campuchia và việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w