7.1. Những ưu điểm:
- Tính đến năm 2013 dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của thị xã, các phòng ban ngành, các đơn vị liên quan đã phối hợp tốt với UBND các xã, phường tập trung thực hiện cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ mục tiêu đề ra, diện tích gieo trồng, năng suất sản lượng cây trồng, thuỷ sản đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Về chuyển dịch cơ cấu mùa vụ các xã phường đã tích cực chỉ đạo các hộ nông dân đưa các giống lúa nguyên chủng, siêu nguyên chủng, lúa lai có năng suất cao, chất lượng tốt, cứng cây vào sản xuất như: hương thơm, TBR45, BC15,… các giống lúa lai,... đưa diện tích xuân lúa xuân muộn lên trên 95% diện tích, lúa mùa sớm và mùa trung vụ lên trên 90% diện tích.
- Đàn gia súc, gia cầm của thị xã được ổn định và phát triển, trạm thú y đã phối hợp với UBND các phường, xã phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, công tác kiểm soát giết mổ.
- Trạm bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông làm tốt công tác dự tính, dự báo tình hình phát sinh của sâu bệnh hại. Phối hợp với UBND các xã, phường thường xuyên kiểm tra bám sát đồng ruộng chỉ đạo nông dân tổ chức phòng trừ kịp thời hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra.
7.2. Những khó khăn trong chỉ đạo sản xuất còn tồn tại
- Tuy có nhiều cố gắng song sản xuất vẫn còn chưa tập trung, sản phẩm hàng hoá còn ít, sức cạnh tranh sản phẩm chưa cao. Các vùng sản xuất tập trung chuyên canh tuy đã hình thành song chậm đi vào triển khai đầu tư.
- Trong năm qua do bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu; diễn biến phức tạp của thời tiết; tác động của dịch bệnh đã làm ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư thâm canh cây trồng, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc gia cầm.
- Cán bộ phụ trách Nông lâm ngư nghiệp của các Phường xã chủ yếu là cán bộ kiêm nghiệm, mạng lưới hoạt động của công tác khuyến nông còn mỏng, trình độ của các khuyến nông viên cơ sở còn hạn chế, địa bàn hoạt động lại quá rộng.
Phần thứ 3
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP