0
Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Định hướng các vùng sản xuất tập trung

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH VÙNG SXNN HÀNG HÓA TẬP TRUNG THỊ XÃ QUẢNG YÊN ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2020 (Trang 61 -82 )

III. QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA TẬP

2.3. Định hướng các vùng sản xuất tập trung

*Trồng trọt

2.3.1. Định hướng các vùng sản xuất lúa tập trung

a. Định hướng phát triển

- Lúa là sản phẩm truyền thống và có ưu thế của Quảng Yên trong cơ cấu sản xuất lương thực ở Quảng Ninh.

- Phát triển vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung theo quy mô thị xã ở các xã, phường: Sông Khoai, Hà An, Hiệp Hòa, Nam Hòa, Yên Hải, Cẩm la, Phong Cốc, Phong Hải, Liên vị.

- Quy hoạch vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung ở những nơi chủ động tưới tiêu, có năng suất lúa cao, thuận lợi cho việc thực hiện cơ giới hoá các khâu canh tác, thu hoạch và ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật mới.

- Sử dụng các giống lúa có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

- Phát triển hệ thống cơ sở sản xuất, bảo quản chế biến, đóng gói gạo đạt tiêu chuẩn.

- Kế hoạch đến năm 2015: Vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung ở 10 xã, phường sau: Sông Khoai, Hà An, Hiệp Hòa, Nam Hòa, Yên Hải, Cẩm la, Phong Cốc, Phong Hải, Liên vị. Diện tích canh tác để sản xuất lúa hàng hóa tập trung trên địa bàn thị xã đến năm 2015 là 2.570 ha, diện tích gieo trồng là 5.140 ha do tất cả diện tích đất sản xuất lúa hàng hóa tập trung đều là lúa 2 vụ.

- Quảng Yên có các điều kiện sinh thái (đất, khí hậu, thời tiết, nguồn nước, thích hợp để sản xuất lúa gạo chất lượng cao. Đây là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng vùng lúa hàng hóa tập trung ở Quảng Yên.

- Quy hoạch đến năm 2020, vùng sản xuất tập trung vẫn phân bố ở 10 xã, phường trên. Tuy nhiên đến năm 2020 diện tích canh tác lúa một số xã sẽ có sự biến động giảm do việc chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp, đất nông nghiệp khác, và giảm các thửa rải rác, diện tích nhỏ, không liền vùng tập trung. Do đó diện tích canh tác để sản xuất lúa hàng hóa tập trung giảm xuống còn 2.200 ha, diện tích gieo trồng là 4.400 ha.

Bảng 21: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa HHTT đến năm 2020

TT 2013 2015 2020 DT canh tác (ha) DT canh tác (ha) DT gieo trồng ( ha) năng suất (tạ/ha ) Sản lượng (tấn) DT canh tác (ha) DT gieo trồng ( ha) năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Toàn thị xã 4931,0 2570,0 5140,0 60,4 31053,8 2200,0 4400,0 61,8 27198,0 1 Nam Hòa 179,5 150 300 61,2 1836,0 150 300 63,5 1905,0 2 Hà An 255,0 250 500 62,3 3115,0 200 400 64,2 2568,0 3 Phong Hải 285,5 220 440 58,7 2582,8 150 300 60,1 1803,0 4 Yên Hải 309,0 150 300 61,5 1845,0 150 300 63,6 1908,0 5 Phong Cốc 326,6 250 500 60,4 3020,0 200 400 61,4 2456,0 6 Sông Khoai 740,0 600 1200 57,6 6912,0 500 1000 58,5 5850,0 7 Hiệp Hòa 343,2 200 400 56,7 2268,0 200 400 58,7 2348,0 8 Cẩm La 168,6 100 200 61,8 1236,0 100 200 63,4 1268,0 9 Liên Hòa 375,6 250 500 62,7 3135,0 250 500 64,2 3210,0 10 Liên vị 494,7 400 800 63,8 5104,0 300 600 64,7 3882,0 c. Phát triển sản xuất.

Vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung bố trí theo hướng các cánh đồng lớn, liền vùng, liền mảnh. Sản xuất trên đất 2 vụ lúa, có điều kiện tưới, tiêu chủ động, dự kiến phát triển sản xuất như sau:

Kế hoạch đến năm 2015, trong vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, dự kiến năng suất đạt 60,4 tạ/ha, sản lượng ước đạt hơn 31.000 tấn.

Quy hoạch đến năm 2020, trong vùng tập trung, năng suất trung bình ước đạt gần 61,8 tạ/ha. Sản lượng dự kiến là hơn 27.000 tấn.

Giống lúa dự kiến sử dụng trong vùng là các giống chất lượng cao có năng suất khá, kháng sâu bệnh tốt, phù hợp với điều kiện của thị xã Quảng Yên. Chú trọng đồng nhất về giống theo từng vùng sản xuất tập trung.

Ngoài ra, trong định hướng phát triển nông nghiệp cũng cần không ngừng nghiên cứu, khảo nghiệm các giống mới ưu thế hơn để đưa vào sản xuất.

Định hướng đến năm 2020, các công ty có xưởng chế biến đóng gói gạo thành phẩm chất lượng cao với cơ sở vật chất đáp ứng các đầy đủ các quy trình với hệ thống máy móc cơ bản sau:

- Máy phân ly từ tính – làm sạch tạp chất kim loại

- Máy phân ly sạn – làm sạch sạn

- Máy xay đĩa – Bóc vỏ trấu

- Sàng tự chảy – tách gạo lật và thóc

- Máy xát

- Máy xoa bóng kiểu côn đứng

- Máy tách tấm

- Máy đóng gói.

Yêu cầu cơ sở hạ tầng đáp ứng như sau:

- Hệ thống giao thông thuận lợi đến vùng sản xuất, nơi tập trung sản phẩm.

- Hệ thống tưới được xây dựng để đảm bảo tưới chủ động.Hệ thống tiêu nước bảo đảm chủ động tiêu úng (tự chảy hoặc bơm)

- Bể chứa hoặc dụng cụ chứa chất thải vật tư nông nghiệp: Xây dựng ít nhất 01 bể chứa/05 ha để thu gom chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón. Bể chứa xây kiên cố có đáy, mái che.

- Hệ thống điện phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, phương thức tưới và đáp ứng yêu cầu sản xuất

d. Thị trường tiêu thụ

Lúa gạo hàng hóa của thị xã Quảng Yên hướng tới thị trường tiêu thụ có nhu cầu lớn về gạo chất lượng cao trong và ngoài tỉnh. Đối với thị trường trong tỉnh sẽ hướng vào các khu đô thị có nhu cầu cao là thành phố Uông Bí và Hạ Long. Đối với thị trường ngoài tỉnh sẽ hướng vào hai thị trường chính là thành phố Hải Phòng và thành phố Hà Nội… Đặc biệt Hà Nội với đặc thù là một trong hai thành phố lớn nhất cả nước, nhu cầu tiêu thụ gạo rất lớn, chỉ tính riêng mười quận nội thành, trung bình một năm đã tiêu thụ khoảng 67.000 tấn gạo.

Giải pháp thị trường áp dụng: Thực hiện liên kết 'bốn nhà" gồm nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trong nước và quốc tế vào sản xuất, bảo quản, chế biến được chú trọng hàng đầu, từng bước xây dựng thương hiệu gạo chất lượng cao Quảng Yên.

Lựa chọn các giống lúa mới chất lượng cao làm tiền đề cho việc mở rộng diện tích sản xuất, từng bước hỗ trợ, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật cho một số vùng sản xuất lúa hàng hóa trọng điểm. Phối kết hợp với doanh nghiệp, các huyện, hợp tác xã trong thực hiện chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo huấn luyện nông dân về quy trình sản xuất, phương thức thâm canh lúa chất lượng cao...

Sự tham gia của các doanh nghiệp; đăng ký, hợp tác với HTX thực hiện tốt việc thu mua, chế biến, bảo quản sản phẩm, tạo sự ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào, từ đó chủ động kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.

2.3.2 Quy hoạch vùng sản xuất rau tập trung

a. Định hướng phát triển

- Phát triển sản xuất rau an toàn theo hướng hình thành vùng chuyên canh tập trung, có năng suất chất lượng cao bằng công nghệ tiên tiến, trước hết ở các vùng có đủ điều kiện về đất đai, nước tưới, môi trường cho sản xuất tập trung chuyên canh, có các điều kiện thuận lợi như: có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất rau các loại, cơ sở hạ tầng đầy đủ, thị trường tiêu thụ thuận lợi,…

- Đẩy mạnh sản xuất rau vụ đông với nhiều chủng loại đa dạng, phong phú. - Phát triển các hoạt động chế biến, bảo quản rau sau thu hoạch.

- Đảm bảo đầu ra có hiệu quả kinh tế cao cho các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

- Đa dạng hóa các giống cây theo mùa vụ, tăng cường chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn canh tác theo quy trình, tiêu thụ theo hợp đồng để đảm bảo ổn định đầu ra cho sản phẩm.

b. Dự kiến bố trí

Hiện nay thị xã Quảng Yên đã có các khu chuyên canh rau trên địa bàn các xã, phường, trong đó nhiều khu đã có quy hoạch sản xuất rau tập trung và đang trong quá trình triển khai quy hoạch như tại xã Tiền An có vùng 1 với diện tích 30 ha tại xóm 4 khu Cây Xằm, đây là vùng được quy hoạch làm khu công nghệ cao. Vùng 2 với diện tích 70 ha tại khu vực xóm Thùa, vùng 3 với

hoạch tập trung…. Trên địa bàn thị xã có nhiều loại rau đặc sản có chất lượng cao và được thị trường đón nhận như rau muống xã Sông Khoai với vùng trồng rau tại khu Đượng Gội có diện tích 50 ha, rau củ cải Cộng Hòa tại khu Trại Trang có diện tích 20 ha.

Kế hoạch đến năm 2015, ngoài các vùng rau đã được quy hoạch thành vùng rau tập trung trên địa bàn thị xã ra, sẽ quy hoạch thêm vùng rau tập trung tại xã Sông Khoai, xã Tiền An, phường Cộng Hòa, Phường Đông Mai, xã Hiệp Hòa, xã Yên Hải với tổng diện tích 323 ha.

Quy hoạch đến năm 2020, mở rộng vùng rau tập trung tại các vùng đã được quy hoạch trong giai đoạn trước lên thành 432 ha. Các vùng rau tập trung này sẽ được sản xuất quanh năm trên đất thâm canh rau.

Bảng 22: Diện tích các vùng rau hàng hóa tập trung phân theo xã.

TT phường/xã Vị trí quy hoạch

Vùng tập trung năm 2015 Vùng tập trung năm 2020 DT canh tác (ha) DT gieo trồng (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) DT canh tác (ha) DT gieo trồng (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Tổng cộng 323,0 1.001,3 169,0 16.922,4 432,0 1.512,0 190,3 28.779,8 1 Tiền An 165,0 511,5 167,0 8.542,4 210,0 735,0 187,8 13.799,8 xóm 4 khu Cây Xằm 30,0 93,0 168,5 1.567,1 30,0 105,0 188,5 1.979,3 xóm Thùa 50,0 155,0 165,7 2.568,4 70,0 245,0 187,5 4.593,8 xóm Thành, xóm Dền 40,0 124,0 162,8 2.018,7 50,0 175,0 185,8 3.251,5 khu Bồ Hoa 45,0 139,5 171,2 2.388,2 60,0 210,0 189,3 3.975,3

2 Sông Khoai Khu Đượng Gội 40,0 124,0 165,6 2.053,4 50,0 175,0 188,2 3.293,5

3

Cộng Hòa 45,0 139,5 172,4 2.404,5 65,0 227,5 191,6 4.358,7

vùng núi Dinh - Giếng

mụi, Cổng Bấc 15,0 46,5 178,5 830,0 21,0 73,5 190,1 1.397,2 Khu Đình, Đống Vông 15,0 46,5 168,4 783,1 24,0 84,0 191,3 1.606,9 Trại Trang 15,0 46,5 170,2 791,4 20,0 70,0 193,5 1.354,5 4 Đông Mai 13,0 40,3 168,7 679,8 13,0 45,5 192,3 875,0 Trại Cọ, Cửa Làng 5,0 15,5 168,5 261,2 5,0 17,5 187,2 327,6 Biểu Nghi 8,0 24,8 168,8 418,6 8,0 28,0 195,5 547,4

5 Xã Hiệp Hòa Bãi Da, Rộc Xép 10,0 31,0 172,3 534,1 10,0 35,0 194,2 679,7

6 Minh Thành Đường Ngang, Khe Cát 20,0 62,0 168,7 1.045,9 40,0 140,0 194,5 2.723,0

7

Yên Hải 30,0 93,0 178,7 1.662,2 44,0 154,0 198,1 3.050,2

Yên Đông 20,0 62,0 178,5 1.106,7 34,0 119,0 198,2 2.358,6 Đường mới, HTXHải

Yến 10,0 31,0 179,2 555,5 10,0 35,0 197,6 691,6

c. Phát triển sản xuất

Với dự kiến bố trí quy mô và không gian như trên thì định hướng phát triển sản xuất nhóm rau hàng hóa của thị xã Quảng sẽ như sau:

Trong giai đoạn từ nay đến 2015 sẽ tập trung vào các loại rau truyền thống như rau muống Sông Khoai, củ cải Cộng Hòa, cải bắp, xu hào, xà lách, bí, dưa… đưa nhanh vào sản xuất các giống mới có năng suất chất lượng cao, được thị trường chấp nhận và phù hợp với điều kiện của thị xã Quảng Yên. Dự kiến năng suất rau đến năm 2015 đạt 169 tạ/ha.

Giai đoạn 2015- 2020 phát triển nhân rộng đưa vào sản xuất các loại rau cao cấp đã có trên địa bàn thị xã và đa dạng hóa mặt hàng rau theo mùa vụ, hướng đến sản xuất rau an toàn.

Trong năm có 3 giai đoạn thiếu rau là tháng 2 chuyển sang tháng 3 ; tháng 6 chuyển sang tháng 7 và tháng 10 sang tháng 11, các giai đoạn này được coi là giai đoạn chuyển mùa, rau vụ trước đã thu hoạch, rau vụ tiếp theo thì chưa có. Có thể dùng các biện pháp như luân canh, xen canh gối vụ để khắc phục hiện tượng này.

Nguyên tắc trồng xen canh gối vụ là không được ảnh hưởng và làm giảm thu hoạch nhiều đến cây trồng chính (đối với xen) và cây trồng sau đối với gối. Tổng lượng thu hoạch và thu nhập phải cao hơn trồng thuần và thời gian thu hoạch phải rải ra dài hơn.

Bí xanh, bí đỏ, mướp : bí xanh, mướp trồng giàn, cây trồng xen là cải, giềng; bằng cách gieo khắp luống hoặc có thể trồng xen cải giữa các hàng bí, mướp.

Một số cách trồng gối vụ: Gối vụ là biện pháp đảm bảo thời vụ cho cây trồng sau trong lúc cây trồng trước đang còn chiếm đất bằng cách trồng gối cây trồng sau vào cạnh cây trồng trước.

Đảm bảo rau an toàn thị xã Quảng Yên đạt 4 chỉ tiêu an toàn cơ bản của tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Nông nghiệp và PTNT; đó là:

-An toàn về dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật,

-An toàn về dư lượng Nitrat (NO3),

-An toàn về các kim loại nặng

-An toàn vi sinh vật gây bệnh cho người.

về cơ sở hạ tầng:

-Hệ thống giao thông thuận lợi đến vùng sản xuất hoặc nơi tập trung

sản phẩm.

-Hệ thống tưới: Tuỳ điều kiện từng vùng, nguồn nước để lựa chọn đầu

-Hệ thống tiêu nước: Tuỳ điều kiện từng vùng và loại quả để thiết kế hệ thống tiêu nước phù hợp, bảo đảm chủ động tiêu úng, bao gồm tiêu nước tự chảy hoặc bơm.

-Nhà sơ chế sản phẩm cung cấp nguyên liệu cho chế biến tập trung có

quy mô, trang thiết bị phù hợp với diện tích vùng và khối lượng rau cần sơ chế. Nước phục vụ sơ chế với những vùng chưa được cấp nước đủ tiêu chuẩn phải xây dựng trạm bơm, bể lọc, bể lắng phục vụ sơ chế; Chất lượng nước sơ chế đạt tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt quy định tại QCVN 02/2009/BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế.

-Trong vùng chưa có bể chứa vật tư nông nghiệp thì thực hiện xây dựng

01 bể chứa/05 ha để thu gom chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón. Bể chứa xây kiên cố có đáy, mái che.

-Hệ thống điện phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng; đáp ứng

yêu cầu sản xuất, sơ chế.

d. Thị trường tiêu thụ

Rau hàng hóa của thị xã Quảng Yên hướng tới thị trường trong và ngoài tỉnh. Đối với thị trường trong tỉnh sẽ hướng vào các khu đô thị có nhu cầu cao là thành phố lân cận như thành phố Uông Bí, thành phố Hạ Long. Đối với thị trường ngoài tỉnh sẽ hướng vào thành phố Hải Phòng và thành phố Hà Nội.

Giải pháp thị trường áp dụng: Thực hiện liên kết 'bốn nhà" gồm nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trong nước và quốc tế vào sản xuất, bảo quản, chế biến được chú trọng hàng đầu.

Sự tham gia của các doanh nghiệp; đăng ký, hợp tác với HTX thực hiện tốt việc thu mua, chế biến, bảo quản sản phẩm, tạo sự ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào, từ đó chủ động kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.

2.3.3. Quy hoạch vùng sản xuất hoa tập trung

a. Định hướng phát triển

- Phát triển sản xuất hoa theo hướng hình thành vùng chuyên canh tập trung, áp dụng công nghệ tiên tiến, trước hết ở các vùng có đủ điều kiện về đất đai, nước tưới, môi trường cho sản xuất tập trung chuyên canh, có các điều kiện thuận lợi như: có truyền thống, kinh nghiệm thâm canh, cơ sở hạ tầng đầy đủ, thuận lợi trong lưu thông, tiêu thụ,…

- Đảm bảo đầu ra có hiệu quả kinh tế cao cho các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

- Đa dạng hóa các giống hoa theo mùa vụ, tăng cường chuyển giao kỹ

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH VÙNG SXNN HÀNG HÓA TẬP TRUNG THỊ XÃ QUẢNG YÊN ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2020 (Trang 61 -82 )

×