108.720 triệu đồng. Trong đó:
- Vùng hoa cây cảnh 13.500 triệu đồng chiếm 12,42% tổng vốn - Vùng trồng lúa chất lượng cao 35.330 triệu đồng chiếm 32,50% - Vùng trồng rau an toàn7.180 triệu đồng chiếm 6,60%
- Vùng chăn nuôi tập trung 13.400 triệu đồng chiếm 12,33%
- Vùng sản xuất thủy sản tập trung 39.310,0triệu đồng chiếm 36,16%
2. Phân kỳ vốn đầu tư:
- Giai đoạn 2014 - 2015: 38.052 triệu đồng chiếm 35% tổng vốn đầu tư. - Giai đoạn 2016 - 2020: 70.688 triệu đồng chiếm 65% tổng vốn đầu tư.
3. Nguồn vốn đầu tư:
- Vốn ngân sách trung ương: 32.616 triệu đồng chiếm 30% - Vốn ngân sách địa phương 10.872 triệu đồng chiếm 10% - Vốn doanh nghiệp 54.360 triệu đồng chiếm 50%
- Vốn dân đóng góp 10.872 triệu đồng chiếm 10%
Ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ phát triển quy mô vùng trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản; xây dựng cơ sở hạ tầng ở những vùng sản xuất hàng hoá tập trung.
Đầu tư nghiên cứu xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, để làm mô hình mẫu, chú trọng khâu sản xuất giống cây trồng (lúa chất lượng cao, rau), giống vật nuôi (lợn hướng nạc, giống gia cầm siêu thịt, siêu trứng), giống thuỷ sản (cá nước ngọt, tôm và các giống thuỷ đặc sản khác).
Nguồn vốn hỗ trợ bao gồm:
a. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (trung ương, tỉnh, thành phố). b. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, dân cư, tín dụng.
Nguồn vốn được sử dụng kết hợp với vốn của các chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới và chương trình, dự án đã được phê duyệt.
X. ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN CẦN ƯU TIÊNĐẦU TƯ ĐẦU TƯ
2. Dự án hỗ trợ đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất và kinh doanh như:
+ Hỗ trợ xây dựng mô hình gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ.
+ Hỗ trợ vật tư, thiết bị cần thiết xây dựng mô hình cho sản xuất theo hướng ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
+ Hỗ trợ đào tạo tập huấn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho vùng quy hoạch.
3. Dự án hỗ trợ cho công tác tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm hang hóa tập trung.
Phần thứ 5
TỔ CHỨC, PHÂN KỲ THỰC HIỆN VÀ TÁC ĐỘNG TỔNG HỢP DỰ ÁN I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng kinh tế
- Chủ trì phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nội dung quy hoạch; Phối hợp UBND các phường, xã chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền người dân sản xuất các sản phẩm nông nghiệp theo các vùng tập trung trong quy hoạch.
- Tham mưu tổ chức công bố, quản lý, thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung và các quy hoạch liên quan khi được phê duyệt.
- Tiến hành rà soát điều chỉnh các chương trình, đề án phát triển; Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án dự án, phát triển sản xuất hàng hóa, gắn quy hoạch vùng sản xuất với chế biến và quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng.
- Phối hợp xây dựng, chỉ đạo tổ chức thực hiện các khâu liên quan từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn thị xã.
- Tổ chức kết nối, tạo lập thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn thị xã với huyện, thành phố khác, tỉnh khác; tiến hành xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi để các thương nhân phát triển, đa dạng các kênh phân phối tiêu thụ.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn và xử lý nghiêm triệt để việc vận chuyển tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chưa rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn.
2. Phòng Tài chính- kế hoạch
- Căn cứ vào nội dung và tiến độ thực hiện quy hoạch cân đối, bố trí kinh phí phù hợp từ nguồn ngân sách nhà nước cho các ngành, địa phương để triển khai thực hiện quy hoạch; phối hợp với Phòng kinh tế - hạ tầng thẩm định, duyệt các định mức hỗ trợ. Hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp kinh phí, thanh toán hỗ trợ đến tay người sản xuất; giám sát, kiểm tra việc thực hiện hỗ trợ, thanh, quyết toán theo đúng các quy định tài chính hiện hành.
- Thực hiện các chính sách thu hút, xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã; hỗ trợ các hiệp hội, cơ sở thu mua sản phẩm nông nghiệp tập trung để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp ổn định và hiệu quả.
3. Các phòng, ban, ngành liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động phối hợp tuyên truyền, vận động, triển khai thực hiện tốt nội dung quy hoạch nhằm hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn thị xã phát triển ổn định, hiệu quả.
4. UBND các xã, phường.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền vận động nhân dân địa phương chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ lẻ, phân tán, không có kiểm soát, hiệu quả thấp sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung. Khuyến khích nông dân thực hiện các dự án, theo dõi đôn đốc việc thực hiện hợp đồng cung cấp nguyên liệu được ký kết giữa nông dân và cơ sở chế biến; phối hợp chặt chẽ với các phòng ban ngành chuyên môn trong tổ chức thực hiện; hỗ trợ tích cực các thủ tục hành chính về đất đai và các chính sách hỗ trợ để hình thành không gian vùng và các công trình phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên đó.
- Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án vùng quy hoạch, đặc biệt là các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất và bao tiêu sản phẩm.
- Căn cứ thực tiễn sản xuất, hàng năm UBND các xã, phường cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ bổ sung cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn; có chính sách khen thưởng, động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện tốt Dự án trên địa bàn.
- Báo cáo kết quả quản lý hoạt động các vùng sản xuất nông nghiệp tập hàng hóa trung trên địa bàn gửi Phòng kinh tế - hạ tầng để tổng hợp báo cáo UBND thành phố theo quy định.
5. Các HTX, cơ sở sản xuất, chế biến tiêu thụ và người dân
- Tổ chức ra các nhóm, các HTX kiểu mới về sản xuất, tiêu thụ hàng hóa. Các hộ tham gia HTX phải tuân thủ những quy định nghiêm nghặt của tổ chức HTX, cùng nhau thống nhất quy trình sản xuất chế biến, giữ đúng cam kết với đơn vị tiêu thụ. HTX tích cực hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường.
- Hình thành các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm vừa đổi mới về công nghệ, vừa cải tiến về quản lý để hạ giá thành sản phẩm. Nghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng đã thoả thuận với nông dân. Tăng cường công tác tiếp thị quảng cáo, để sản phẩm được quảng bá, tiêu thụ ngày càng nhiều ở trong và ngoài nước.
- Người dân tích cực tham gia vào các dự án, ý thức được vai trò là người trực tiếp sản xuất và hưởng lợi từ chính sách phát triển vùng. Người nông dân là những người quyết định sự thành công của dự án. Người nông
dân được vay vốn để sản xuất từ ngân hàng hay cơ sở sản xuất, nhưng phải tổ chức sản xuất theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật từ bố trí diện tích, thời vụ, quy trình canh tác, thu hoạch bảo quản vận chuyển sản phẩm. Đồng thời phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng đã ký kết, hoàn trả nợ vay đúng hạn. Tham gia tấp huấn nâng cao trình độ kỹ thuật phục vụ sản xuất.