NGHỆ VÀ CƠ GIỚI HÓA GẮN LIỀN VỚI CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực khoa học công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghệ hóa - hiện đại hóa của thị xã cho hội nhập khu vực và quốc tế.
2.1. Hệ thống những tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi
Chú trọng giống lúa, rau thực phẩm, lợn, gia cầm, thủy cầm, các giống về thủy sản. Cần hình thành mạng lưới hệ thống giống gốc nguyên chủng đến giống đại trà.
- Có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân hộ gia đình sản xuất giỏi có đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống theo quy định, dưới sự kiểm soát của ngành chức năng.
- Khuyến khích người chăn nuôi áp dụng các công nghệ xây dựng chuồng trại tiên tiến, công nghệ dây chuyền máng ăn, máng uống tự động.
2.2. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất
- Ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, chế phẩm sinh học trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch như: Sản xuất hạt giống lúa lai, hạt giống lúa thuần, rau an toàn, chăn nuôi gà lợn an toàn, nuôi trồng thủy sản an toàn, sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi... nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
- Lựa chọn, thử nghiệm áp dụng các công nghệ thích hợp với điều kiện của thị xã (chế biến, bảo quản nông sản, xử lý môi trường và phát triển bền vững): Lò xấy, kho bảo quản lạnh, khu sơ chế, chế biến biến sản phẩm...
- Xây dựng các mô hình ứng dụng, đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến có hiệu quả.
2.3. Công tác khuyến nông
- Tăng mức đầu tư cho công tác khuyến nông, khuyến ngư: Xây dựng các mô hình ứng dụng các kỹ thuật mới, đưa các cây con giống mới trong nhóm sản phẩm hàng hóa.
- Xây dựng mạng lưới dịch vụ khuyến nông tự quản cơ sở bao gồm: các hợp tác xã nông nghiệp, câu lạc bộ nông dân, tổ hợp tác.
- Tăng cường tập huấn tuyên truyền KH- KT đào tạo nghề cho nông dân - Vốn hỗ trợ cho mô hình lấy từ chương trình khuyến nông hàng năm, từ các công ty bán giống hoặc từ các chương trình nghiên cứu khoa học. Kinh phí trích từ các nguồn trên dành một phần hợp lý trợ cấp cho cán bộ khuyến nông đi xây dựng mô hình. Sau mỗi vụ, mỗi năm có tổng kết rút kinh nghiệm để làm tốt hơn cho năm sau, vụ sau.
2.4. Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp và chế biến
Tạo điều kiện. hỗ trợ cho các hộ nông dân ở các vùng sản xuất cây trồng hàng hoá, vùng sản xuất tập trung, cánh đồng mẫu lớn đầu tư mua máy móc, thiết bị cơ giới hoá các khâu trồng trọt, chế biến nông sản: máy làm đất, máy gặt đập liên hợp, máy xấy, máy cấy ...
Dự kiến tỷ lệ cơ giới hoá nông nghiệp của thị xã đối với vùng sản xuất hàng hóa đến năm 2020 như sau: cơ giới hoá các khâu làm đất cây lúa 100%; cơ giới hoá khâu gieo trồng, cấy 20-40%, cơ giới hoá khâu phòng trừ sâu bệnh 70- 80%, thu hoạch 50- 70%, bảo quản chế biến nông sản 50- 60%.
Phát triển các loại máy đào xúc, hút bùn để nạo vét, xây dựng công trình thuỷ lợi, ao hồ điều hoà, kênh mương.
Phát triển chế biến gắn vùng nguyên liệu với quy mô và công suất thích hợp. Các sản phẩm ưu tiên chế biến: rau, lúa gạo, bột cá, tôm phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến thịt các loại, chế biến phân hữu cơ với nguyên liệu tại chỗ...
III. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
3.1. Công tác thủy lợi phục vụ nông nghiệp
- Tiếp tục đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp hệ thống đê điều, đập, cống. Phấn đấu đảm bảo chủ động tưới tiêu cho 100% diện tích đất canh tác sản xuất hàng hóa.
- Từng bước thực hiện kế hoạch nạo vét, khơi thông dòng chảy và kiên cố hoá kênh mương.
- Nâng cấp và hoàn chỉnh hệ thống cấp thoát nước trong khu dân cư nông thôn và đô thị, đảm bảo 100% người dân có nước sạch để dùng, thoát nước tốt vào mùa mưa.
- Rà soát điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện mạng lưới trạm bơm, hệ thống mương máng tưới tiêu, kết hợp có hiệu quả với hệ thống thoát nước của khu dân cư.
- Thực hiện nâng cấp, xây mới các trạm bơm, cống tưới tiêu, bê tông hóa hệ thống mương máng đối với vùng phát triển nông nghiệp ổn định, đến năm 2020 tất cả các xã đều đạt tiêu chí nông thôn mới về thủy lợi đảm bảo việc tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
- Có kế hoạch xác lập các quy chuẩn cho việc khai thác nguồn nước ngầm, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân khai thác sử dụng, vừa tránh lãng phí vừa hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm.
3.2. Tu bổ đê điều phòng chống thiên tai bảo vệ sản xuất
Để đảm bảo mục tiêu phòng lũ trên các triền sông từ nay đến năm 2020 phải tu bổ củng cố đê điều đảm bảo tăng cường trong công tác phòng chống lũ.
3.3. Phát triển hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng
Phát triển giao thông nông thôn phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, nhằm tạo sự gắn kết, liên hoàn, thông suốt với mạng lưới giao thông của thành phố, làm cầu nối giữa các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa, vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến, giữa sản xuất và tiêu thụ:
Cứng hóa hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, đảm bảo thuận tiện cho các phương tiện cơ giới hóa nông nghiệp đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận tiện trong cả mùa khô và mùa mưa: Đến 2020, tỷ lệ đường trục xã, liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt 100 %, tỷ lệ đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt 50 %, tỷ lệ đường ngõ xóm, đường trục chính nội đồng được cứng hóa đạt 50 %.
3.4. Hệ thống các công trình điện nông thôn
Nhằm đảm bảo cho nông nghiệp, nông thôn có đủ điều kiện phát triển cơ giới hóa trong các khâu trước, trong và sau quy hoạch, cơ giới hóa thủy lợi, (tưới, tiêu), phát triển công nghiệp, ngành nghề nông thôn... cần phát huy mọi nguồn có thể để xây dựng và phát triển hệ thống điện nông thôn bền vững, an toàn, chất lượng cao đảm bảo đáp ứng yêu cầu điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt.