Đảng lãnh đạo xây dựng CNX Hở miền Bắc (1954-1975)

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG ĐẦY ĐỦ NHẤT (Trang 28 - 34)

- Chính cương của Đảng Lao động Việt Namđược Đại hội thông qua, gồm các

4.2.1. Đảng lãnh đạo xây dựng CNX Hở miền Bắc (1954-1975)

4.2.1.1 Đặc điểm của miền Bắc khi tiến hành xây dựng CNXH (1954-1975)

- Sau năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng và sự ủng hộ, tin tưởng của nhân dân, miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH, trở thành hậu phương cho cách mạng cả nước.

- Miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu:

+ Kinh tế manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, năng suất lao động và hiệu quả thấp. + 143.000 ha ruộng đất bị bỏ hoang, phần lớn ruộng đất cày cấy 1 vụ, thiên tai liên tiếp.

+ Hàng trăm nghàn gia đình không có nhà ở, hàng chục vạn người không có việc làm.

+ Tháng 10/1954: Miền Bắc có nửa triệu người chết đói. Nhiều bệnh xã hội do chế độ cũ để lại hoành hành.

+ Phần lớn xí nghiệp ngưng hoạt động, hàng hóa khan hiếm. Năm 1955: Miền Bắc chỉ có 30 kỹ sư và cán bộ kĩ thuật.

=> Trong hoàn cảnh một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên CNXH bỏ qua TBCN với điểm xuất phát thấp là một việc chưa có tiền lệ ở Việt Nam đòi hỏi Đảng phải có nhữn hình thức, phương pháp, bước đi phù hợp.

- Xây dựng CNXH từ điều kiện đất nước bị chia cắt, thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng:

+ Sau hiệp định Giơnevơ, đế quốc Mỹ nhảy vào xâm lược miền Nam Việt Nam, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm với âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.

+ Việt Nam bị chia cắt làm hai miền và phải thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau.

- Xây dựng CNXH từ những điều kiện quốc tế có những thuận lợi đan xen khó khăn thách thức:

Thuận lợi:

+ Các nước xã hội chủ nghĩa đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc ngày càng lớn mạnh về kinh tế, quân sự.

+ Sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước trong hệ thống XHCN với Việt Nam trong việc đào tạo cán bộ khoa học - kỹ thuật, viện trợ về vật tư, máy móc, vốn,…

Khó khăn:

+ Đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh.

+ Thế giới bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh, sự bất đồng trong hệ thống XHCN nhất là giữa Liên Xô và Trung Quốc.

+ Nhiều vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên CNXH chưa được sáng tỏ. + Phải thực hiện nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào và Campuchia.

4.2.1.2. Đảng lãnh đạo khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế Đảng lãnh đạo hàn gắn vết thương chiến tranh:

Hoàn thành tiếp quản vùng địch tạm chiếm:

+ Đảng thành lập các ban chỉ đạo chống cưỡng ép di cư, ban hành nhiều chính sách đối với tôn giáo, công chức, giáo viên trước đây làm việc cho Pháp.

+ Huy động hàng vạn các cán bộ giúp đỡ các địa phương vận động quần chúng đấu tranh chống địch cưỡng ép di cư.

Tiếp tục tiến hành cải cách ruộng đất:

+ Nghị quyết của Bộ chính trị tháng 9/1954 và của Hội nghị lần thứ Bảy BCH TW Đảng khóa II (5/1955) chỉ rõ: Để củng cố miền Bắc trước hết cần hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc.

+ Chủ trương: dựa hẳn vào bần cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, liên hiệp với phú nông, tiêu diệt chế độ phong kiến từng bước và có phân biệt.

+ Kết quả:

Tháng 7/1956: cải cách ruộng đất căn bản hoàn thành.Thực hiện 8 đợt giảm tô, 5 đợt cải cách ruộng đất, chia 334.000 ha ruộng cho 2 triệu hộ nông dân. Giai cấp địa chủ và tàn dư của chế độ phong kiến bị xóa bỏ. Đưa người nông dân lên làm chủ trong quá trình sản xuất.

Những sai lầm trong cải cách ruộng đất: Cường điệu đấu tranh giai cấp ở nông thôn. Sử dụng hình thức, phương pháp đấu tranh không phù hợp với đối tượng địa chủ ở nông thôn.

Nguyên nhân: do sự chủ quan, giáo điều, không xuất phát từ thực tiễn, những thay đổi về giai cấp trong kháng chiến.

- Hội nghị lần thứ 10 BCH TƯ Đảng khóa II (9/1956) đã nghiêm khắc kiểm điểm sai lầm, tự phê bình và khắc phục những sai lầm trong cải cách ruộng đất.

Đảng lãnh đạo khôi phục kinh tế:

- Trọng tâm của khôi phục kinh tế là sản xuất nông nghiệp, trong đó chú trọng lĩnh vực trồng trọt. Ban hành nhiều chính sách để khuyến khích phát triển sản xuất như: giảm hoặc miễn thuế, đảm bảo cho dân có ruộng để canh tác, khuyến khích phát triển nghề phụ. Chăm lo xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật cho nông nghiệp. Hệ thống thủy nông được sửa chữa và xây mới.

- Đối với công nghiệp, thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Nhà nước bảo hộ cho các xí nghiệp công thương và tư thương để sản xuất. Bảo hộ sự giao lưu hàng hóa giữa thành thị và nông thôn. Khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp để sản xuất hàng tiêu dùng đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Đối với công nghiệp quốc doanh: tập trung sản xuất hàng tiêu dùng quy mô vừa và nhỏ. Khôi phục GTVT và bưu điện phục vụ giao lưu kinh tế.

-Kết quả:

+ Cuối 1957: có 15.000 cơ sở sản xuất với 430.000 lao động; thủ công nghiệp chiếm 63,7 % tổng giá trị sản lượng công nghiệp.

+ Thành phần kinh tế quốc doanh từng bước giữu vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân (Sau 3 năm khôi phục miền Bắc có 78 xí nghiệp với 46.430 công nhân, giá trị sản lượng công nghiệp chiếm 10% tổng giá trị sản lượng công nông nghiệp). + GTVT: Bốn tuyến đường sắt nối liền thủ đô Hà Nội với các tỉnh được khôi phục. 28/2/1955: Tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội-Đồng Đăng khánh thành.

4.2.1.3 Đảng lãnh đạo cải tạo XHCN và bước đầu xây dựng CS VC-KT của chủ nghĩa xã hội (1958-1960)

Cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp:

- Tháng 11/1958: Hội nghị lần thứ 14 BCH TW Đảng khóa II đề ra kế hoạch 3 năm (1958 - 1960):

+ Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, lấy nông nghiệp làm trọng tâm. + Ra sức cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản tư doanh theo chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh hợp tác hóa nông nghiệp, củng cố thành phần kinh tế quốc doanh.

Về vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp:

- Chủ trương: đưa nông dân đi làm ăn cá thể, đi dần từ tổ đổi công - hợp tác xã bậc thấp - hợp tác xã bậc cao.

- Nguyên tắc tiến hành: tự nguyện, quản lý dân chủ (có sự giúp đỡ của nhà nước) và cùng có lợi.

- Hình thức và bước đi: Hợp tác hóa đi trước cơ giới hóa, đi đôi với thủy lợi hóa và phân công lại lao động xã hội.

Về tiến hành cải tạo công nghiệp, thương nghiệp tư bản tư doanh:

- Hội nghị lần thứ 16 BCH TW Đảng khóa II chủ trương: “Cải tạo hòa bình” đối với giai cấp tư sản, dùng chính sách vừa đoàn kết vừa đấu tranh. Đưa công thương nghiệp tư bản tư doanh đã được cải tạo bước đầu bằng hình thức vừa và thấp lên hình thức cao của tư bản nhà nước và vào con đường hợp tác hóa…

Thành tựu và hạn chế:

- Thành tựu: Nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 11,2 %, công nghiệp tăng 22,6%. Tính đến năm 1960 có 172 xí nghiệp do Trung ương quản lý. Phát triển quan hệ SX xã hội chủ nghĩa với hai hình thức sở hữu chủ yếu là: sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Kinh tế quốc doanh bước đầu phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Kinh tế hợp tác xã trở thành phổ biến. Thành tựu lớn nhất là xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột, giai cấp bóc lột bị xóa bỏ.

- Hạn chế: chủ quan, duy ý chí, nóng vội muốn xóa bỏ các thành phần kinh tế phi XHCN, không tôn trọng quy luật phát triển khách quan. Đồng nhất tập thể hóa với hợp tác hóa, quá sớm để hoàn thành việc xác lập sở hữu nhà nước và tập thể. Vi phạm nguyên tắc tự nguyện trong cải tạo nông nghiệp. Chưa quan tâm đến nguyên tắc cùng có lợi khi cải tạo công thương nghiệp. Chưa có cơ chế và giải pháp quản lý phù hợp.

4.2.1.4. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965)

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960):

+ Về đường lối chungcủa cách mạng Việt Nam, Đại hội xác định nhiệm vụ thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền: Một là, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Hai là, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.

+ Về mục tiêu chiến lược chung, Đại hội cho rằng, cách mạng ở miền Bắc và cách mạng ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, có mục tiêu cụ thể riêng, song trước mắt đều hướng vào mục tiêu chung là giải phóng miền Nam, hòa bình, thống nhất đất nước.

+ Mối quan hệ của cách mạng hai miền: Do cùng thực hiện một mục tiêu chung nên "Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau".

+ Vị trí, tác dụng:

Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam, chuẩn bị cho cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội về sau, nên giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp thống nhất cả nước.

Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

+ Con đường thống nhất đất nước: Trong khi tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng, Đảng kiên trì con đường hoà bình thống nhất theo tinh thần Hiệp nghị Giơnevơ, sẵn sàng thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử hoà bình thống nhất Việt Nam, vì đó là con đường tránh được sự hao tổn xương máu cho dân tộc ta và phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Nhưng chúng ta phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó với mọi tình thế. Nếu đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng liều lĩnh gây ra chiến tranh hòng xâm lược miền Bắc, thì nhân dân cả nước ta sẽ kiên quyết đứng dậy đánh bại chúng, hoàn thành độc lập và thống nhất Tổ quốc.

+ Triển vọng của cách mạng Việt Nam: Cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà là một quá trình đấu tranh cách mạng gay go, gian khổ, phức tạp và lâu dài chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng ở miền Nam. Thắng lợi cuối cùng nhất định thuộc về nhân dân ta, Nam Bắc nhất định sum họp một nhà, cả nước sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội.

Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965):

Nhiệm vụ: Thực hiện một bước công nghiệp hóa XHCN. Xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, làm cho nền kinh tế miền Bắc trở thành nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Quá trình thực hiện:

- Năm 1963, Bộ Chính Trị đề ra 3 cuộc vận động lớn: Cuộc vận động cải tiến quản lý HTX, cải tiến kĩ thuật trong nông nghiệp. Cuộc vận động nâng cao tinh thần trách nhiệm, quản lý kinh tế - tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, quan liêu (ba xây, ba chống). Cuộc vận động xây dựng và phát triển kinh tế văn hóa miền núi.

- Tổ chức nhiều phong trào thi đua sôi nổi ở các cấp, các ngành: Trong nông nghiệp có: Đại Phong. Trong công nghiệp: Duyên Hải. Tiểu thủ CN: Thành

Công. Giáo dục: Hai Tốt. Quân đội: Ba Nhất. Phong trào “Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt”.

Thành tựu đạt được: Các mục tiêu của kế hoạch căn bản hoàn thành. Tốc độ phát triển công nghiệp 1961-1965 đạt 13,6%/năm. Đến năm 1965, xây dựng được 1.132 xí nghiệp quốc doanh, hàng chục ngàn cơ sở tiểu thủ CN đảm bảo cung ứng 90% hàng tiêu dùng cho nhân dân. Miền Bắc có 2.165 người có trình độ đại học và trên đại học, 11.600 cán bộ có trình độ trung cấp. Tổng sản lượng nông nghiệp hàng năm tăng 4,1%, CS VC_KT trong nông nghiệp được tăng cường. Văn hóa - xã hội - giáo dục: Năm 1965 so với 1960: số trường phổ thông các cấp tăng từ 7.066 lên 10.294 trường, số học sinh tăng từ 1.899.600 lên 2.934.900. Toàn miền Bắc có hơn 4,5 triệu người đi học trên tổng số 16 triệu dân. Công tác chăm sóc sức khỏe người dân, y tế được chú trọng và mở rộng hơn.

=> Trong 10 năm qua miền Bắc đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới.

4.2.1.5. Miền Bắc chuyển hướng phát triển kinh tế, tiếp tục xây dựng CNXH trong điều kiện có chiến tranh (1965-1975).

- Hoàn cảnh lịch sử: 5/8/1964, Đế quốc Mỹ dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” mở đường cho việc phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân, Nhằm phá hoại những thành quả xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngăn chặn sự chi viện Bắc - Nam, đưa miền Bắc “trở về thời kì đồ đá”.

- Chủ trương của Đảng: Hội nghị lần thứ 11 BCH TW khóa III (3/1965) ra nghị quyết Về tình hình và nhiệm vụ cấp bách trước mắt : Miền Bắc phải kịp thời chuyển hướng xây dựng kinh tế từ thời bình sang thời chiến. Tăng cường lực lượng quốc phòng để phù hợp với tình hình mới.

- Quá trình thực hiện:

+ Nhân dân ta tổ chức nhiều phong trào thi đua sôi nổi: vừa cứu nước vừa sản xuất vừa chiến đấu. Sơ tán các cơ quan, nhà máy, trường học, bộ phận dân cư khỏi vùng trọng điểm đánh phá của địch. Dấy lên các phong trào: “nhằm thẳng quân thù mà bắn”, “ba đảm đang”, “ba sẵn sàng”. Khẩu hiệu: Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

+ Hưởng ứng lời kêu gọi thực hiện Di Chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh “biến đau thương thành hành động” nhân dân miền Bắc sôi nổi tham gia các hoạt động để khôi phục và phát triển kinh tế.

+ Năm 1970: Đảng phát động ba cuộc vận động lớn: vận động lao động sản xuất; vận động phát huy dân chủ; vận động nâng cao chất lượng Đảng viên.

+ Tháng 1/1971: Hội nghị lần thứ 19 BCH TW khóa III nhấn mạnh việc đưa nông nghiệp từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN.

+ Nhân dân miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của đế quốc Mỹ từ ngày 6/4/1972, đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mỹ (từ ngày 18 đến 29/12/1972) làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.

+ Ngày 15/1/9973: Mỹ buộc phải tuyên bố dừng ném bom miền Bắc. Ngày 27/1/1973: Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết.

+ Từ ngày 19/6 đến ngày 6/7/1973 và từ ngày 1/10 đến ngày 4/10/1973, Ban chấp hành TW khóa III họp hội nghị lần thứ 21 chỉ rõ: Miền Bắc phải tranh thủ điều kiện thuận lợi ra sức khôi phục kinh tế. Tiếp tục làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn đối với cách mạng miền Nam. Tích cực đấu tranh để Hiệp định Pari được thi hành nghiêm chỉnh.

+ Hội nghị lần thứ 22 BCH TW Đảng khóa III (20/12/1973 đến 7/1/1974) quyết định những nhiệm vụ, phương hướng khôi phục phát triển kinh tế miền Bắc trong

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG ĐẦY ĐỦ NHẤT (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w