Quá trình Đảng lãnh đạo giữ vững quốc phòng an ninh

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG ĐẦY ĐỦ NHẤT (Trang 74 - 77)

- Cuộc chiến tranh bảo vệ biêngiới phía phía Bắc củaTổ quốc:

9.2.2.Quá trình Đảng lãnh đạo giữ vững quốc phòng an ninh

9.2.2.1. Chủ trương của Đảng

Một là, quốc phòng, an ninh là vấn đề trọng yếu, thường xuyên của cách mạng Việt Nam.

Hai là, nền quốc phòng và an ninh mang tính chất của dân, do dân, vì dân, phát triển theo hướng toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và ngày càng hiện đại.

Ba là, sức mạnh quốc phòng, an ninh là sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại, sức mạnh của thế trận quốc phòng toàn dân và gắn với thế trận an ninh nhân dân.

Bốn là, tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của toàn dân; trong đó, Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt.

Năm là, Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quốc phòng và an ninh.

9.2.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện

- Đại hội VI của Đảng chỉ rõ: Tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh của đất nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chuyên chính vô sản, kết hợp chặt chẽ

kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, đẩy mạnh công cuộc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và hậu phương ngày càng vững mạnh: giáo dục quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân chính quy và ngày càng hiện đại; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, thực hiện nghiêm chỉnh luật nghĩa vụ quân sự và các chính sách hậu phương quân đội.

Công cuộc bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội cần được tiến hành bằng sức của mọi lực lượng, bằng mọi phương tiện cần thiết, trong từng địa bàn, ở tất cả mọi đơn vị. Xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, có cơ sở vững chắc trong quần chúng, có trình độ nghiệp vụ ngày càng cao, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân. Tổ chức phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc; phát huy vai trò và hiệu lực lãnh đạo của Đảng, thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng đối với sự nghiệp quốc phòng và an ninh. - Đại hội VII: Nhiệm vụ của quốc phòng - an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, sự ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội, quyền làm chủ của nhân dân, làm thất bại mọi âm mưu và hành động của các thế lực thù địch, phản động phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của toàn dân và của Nhà nước. Không ngừng nâng cao giác ngộ và cảnh giác chính trị của nhân dân, xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân trong điều kiện mới, với những lực lượng nòng cốt tinh nhuệ.

- Hội nghị Trung ương 7, khóa VII (7/1994) đưa ra chủ trương về phát triển công nghiệp quốc phòng.

- Đại hội 1 nhấn mạnh: Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế. Gắn chặt nhiệm vụ quốc phòng với nhiệm vụ an ninh, hai mặt có mối quan hệ khăng khít trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ trong tình hình mới. Phối hợp chặt chẽ hoạt động quốc phòng an ninh với hoạt động đối ngoại.

- Đại hội IX: Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc.

- Đại hội X của Đảng chỉ rõ về quốc phòng và an ninh, cần thực hiện mọi biện pháp cần thiết, có hiệu quả để xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, văn hoá - tư tưởng và an ninh xã

hội; duy trì trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội; góp phần giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn chặn, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, không để bị động, bất ngờ.

- Đại hội XI: Tăng cường quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân, Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Phát triển đường lối, nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân và lý luận khoa học an ninh nhân dân; kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng - an ninh với kinh tế.

- Đại hội XII chỉ ra nhiệm vụ an ninh, quốc phòng là tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; sẵn sàng ứng phó với các mối đe doạ an ninh truyền thống và phi truyền thống; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng.

- Đại hội XIII: Giữ vững độc lập, tự chủ; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước.

9.2.3. Kết quả thực hiện

Thành tựu

- Trong thời kỳ đổi mới, chúng ta đã bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ Đảng, nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

- Việc kết hợp hai nhiệm vụ xây dựng và vảo vệ Tổ quốc; kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng khu kinh tế - quốc phòng có chuyển biến quan trọng; nhất là kết quả về hoàn thành phân giới, cắm mốc đường biên giới trên bộ, phân định ở Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc; từng bước hoàn thiện việc phân giới, cắm mốc đường biên giới trên bộ với Lào, Campuchia.

- Nền quốc phòng toàn dân có bước phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, ngày càng vững chắc; tiềm lực, lực lượng và thế trận quốc phòng, an ninh được tăng cường, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

- Đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, hoạt động phá hoại, gây rối, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; đối phó có hiệu quả đối với mối đe dọa an ninh phi truyền thống, kiềm chế sự gia tăng tội phạm.

- Thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân tiếp tục được tăng cường, củng cố nhất là trên các địa bàn chiến lược quan trọng.

- Thường xuyên giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc.

Hạn chế

- Việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có lúc, có nơi chưa thật hiệu quả. Kết hợp giữa thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân; kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại; xây dựng khu kinh tế - quốc phòng trong thực tiễn còn có lúc, có nơi chưa thật hiệu quả. Kết hợp giữa phát triển kinh tế-xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh trên một số lĩnh vực, địa bàn chưa thật sự chặt chẽ, hiệu quả chưa cao. - Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân chưa được xây dựng toàn diện. Thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, “thế trận lòng dân” chưa thật vững chắc. Còn tiềm ẩn các nhân tố có thể gây mất ổn định.

- Chậm xây dựng đồng bộ hệ thống chiến lược bảo vệ Tổ quốc, chiến lược quân sự, chiến lược an ninh quốc gia. Công tác nghiên cứu, dự báo và tham mưu chiến lược còn hạn chế, trên một số mặt chưa đáp ứng đòi hỏi của tình hình, yêu cầu nhiệm vụ.

- Việc quán triệt, triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở chưa thường xuyên. Đầu tư cho quốc phòng, an ninh, xây dựng thế trận, khu vực phòng thủ, phát triển khoa học - công nghệ, trang thiết bị cho quân đội… còn hạn chế. Hiệu quả xây dựng khu vực phòng thủ ở một số địa phương chưa cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài 10.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG ĐẦY ĐỦ NHẤT (Trang 74 - 77)