Đảng lãnh đạo đánh bại các chiến lược chiến tranh của Đế Quốc Mỹ ở

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG ĐẦY ĐỦ NHẤT (Trang 34 - 39)

- Chính cương của Đảng Lao động Việt Namđược Đại hội thông qua, gồm các

4.2.2.Đảng lãnh đạo đánh bại các chiến lược chiến tranh của Đế Quốc Mỹ ở

Miền Nam.

4.2.2.1. Đảng lãnh đạo đánh bại chiến lược “Chiến tranh đơn phương” (1954 - 1960)

- Âm mưu của địch

+ Từ năm 1954, lợi dụng sự thất bại của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã thay chân Pháp thống trị miền Nam.

+ Chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự để tiến công lên miền Bắc và hệ thống xã hội chủ nghĩa từ phía Đông nam khi có điều kiện.

+ Biến miền Nam thành một mắt xích trong hệ thống căn cứ quân sự ở Đông Nam Á nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội lan xuống khu vực này.

Thủ đoạn:

+ Lập nên chính quyền tay sai Ngô Định Diệm. Tổ chức bầu cử quốc hội ở miền Nam, lập chế độ “Việt Nam cộng hòa” do Diệm làm Tổng thống.

+ Tăng cường viện trợ về mọi mặt cho Diệm, tăng cường nhiều cố vấn quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

+ Diệm ra sắc lệnh “Đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”, thực hiện “tố cộng” , “diệt cộng”, ban hành đạo luật 10/59 thẳng tay giết hại bất cứ người yêu nước nào hoặc bất cứ ai không ăn cánh với chúng.

Chủ trương của Đảng

+ Tháng 1/1959, Hội nghị lần thứ 15 của Đảng đã họp tại Hà Nội bàn về cách mạng miền Nam. Đây là hội nghị lịch sử, quyết định toàn bộ phương hướng phát triển của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.

+ Từ sự phân tích bản chất chế độ Mỹ ngụy ở miền Nam. Hội nghị khẳng định : Nhân dân miền Nam phải sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm. Ngoài con đường bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác.

+ Nghị quyết 15 của Ban chấp hành Trung ương còn dự đoán cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam có thể chuyển thành cuộc kháng chiến lâu dài, nhưng thắng lợi nhất định thuộc về ta.

=> Nghị quyết 15 đã mở ra bước ngoặt phát triển mới cho cuộc đấu tranh cách mạng chống Mỹ - Diệm, cứu nước của nhân dân ta. Nó đáp ứng nhu cầu bức xúc của quần chúng, được nhân dân mọi địa phương hưởng ứng nhiệt liệt. Từ núi rừng Trường Sơn đến tận mũi Cà Mau, nhân dân và lực lượng vũ trang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để vùng lên.

- Kết quả, Ý nghĩa

+ Phong trào Đồng Khởi của quân và dân miền Nam năm 1960 giành thắng lợi đã mở ra bước ngoặt phát triển mới trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước , giải phóng miền Nam, chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang tiến công, thực hiện mục tiêu cách mạng là đập tan chế độ Mỹ và chính quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

+ Thắng lợi của phong trào Đồng Khởi mở ra vùng giải phóng rộng lớn, đưa đến sự thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam vào ngày 20/12/1960 do luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch. Mặt trận là một tổ chức chính trị tập hợp rộng rãi nhân dân miền Nam dưới ngọn cờ chống Mỹ cứu nước, thống nhất Tổ quốc.

+ Thắng lợi của phong trào Đồng Khởi đã chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chế độ thực dân kiểu mới của Mỹ ở miền Nam, mở ra thời kì sụp đổ triền miên của chế độ Sài Gòn cho đến ngày bị sụp đổ hoàn toàn. Phong trào đã tạo ra những nhân tốc vững chắc đảm bảo cho sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân miền Nam.

4.2.2.2. Đảng lãnh đạo đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) Âm mưu của địch

Chiến lược chiến tranh đặc biệt là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành chủ yếu bằng quân đội tay sai (quân đội Sài Gòn) dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mỹ , được Mỹ tranh bị vũ khí, phương tiện chiến tranh

hiện đại nhằm chống lại phong trào đấu tranh của nhân dân ta. Âm mưu cơ bản “dùng người Việt đánh người Việt”.

Thủ đoạn của địch

+ Đề ra kế hoạch Xtalay - Taylo với nội dung chủ yếu là bình định miền Nam trong vòng 18 tháng.

+ Thành lập bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam để trực tiếp chỉ đạo quân Ngụy.

+ Xây dựng “Ấp chiến lược” nhằm cô lập lực lượng cách mạng khỏi nhân dân miền Nam. Bên cạnh đó thực hiện các chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận” hòng tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam.

Chủ trương của Đảng

+ Tháng 1/1961, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị về “Phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam” quyết định chuyển cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam từ khởi nghĩa từng phần sang chiến tranh cách mạng và chỉ rõ những nhiệm vụ cụ thể cho cách mạng miền Nam là phải tiêu hao lực lượng quân đội Sài Gòn và làm phá sản quốc sách ấp chiến lược của địch.

+ Ngày 23/1/1961, Hội nghị lần thứ Ba Ban Chấp hành Trung ương khóa III quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam.

+ Tháng 12/1963, Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ chín, xác định những vấn đề quan trọng về đường lối cách mạng miền Nam và đường lối đường lối đoàn kết quốc tế của Đảng. Nghị quyết trung ương 9 khóa III đã xác định “đấu tranh vũ trang đóng vai trò quyết định trực tiếp “thắng lợi trên chiến trường.

+ Tháng 3/1964, Trung ương Đảng đã triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt, biểu thị khối đại đoàn kết và quyết tâm chiến đấu bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả, ý nghĩa

+ Thực hiện chủ trương đẩy mạnh cuộc chiến tranh cách mạng với phương châm “hai chân, ba mũi, ba vùng” quân và dân ta đã lập chiến công ở Ấp Bắc.

+ Sau chiến thắng ở Ấp Bắc, một phong trào thi đua Ấp Bắc được đẩy mạnh ở khắp miền Nam. Các chiến thắng Bình Giã (12/1964), Ba Gia (5/1965), Đồng Xoài (7/1965) … đã sáng tạo một phương thức tiến công, phương châm tác chiến độc đáo ở miền Nam là : hai chân (quân sự, chính trị), ba mũi (quân sự, chính trị, binh vận) , ba vùng (đô thị, nông thôn đồng bằng, miền núi).

+ Với tinh thần chủ động, sáng tạo sau hơn 4 năm (1961-1965) lực lượng cách mạng đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ở miền Nam. Ba trụ cột của chiến lược này là xây dựng chính quyền mạnh, xây dựng quân

đội Việt Nam Cộng hòa mạnh và bình định nông thôn miền Nam đều không thực hiện được .

+ Chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ (1/11/1963) gây nên tình hình rối loạn kéo dài trên chính trường miền Nam sau đó.

4.2.2.3. Đảng lãnh đạo đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) - Âm mưu của địch

+ Để cứu vãn cơ đồ chủ nghĩa thực dân mới, ngăn chặn sự sụp đổ của chính quyền và quân đội Sài Gòn, chính quyền Tổng thống Mỹ Giôn Xơn quyết định tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam.

+ Chiến tranh cục bộ là một hình thức chiến tranh trong chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” của Mỹ. Đế quốc Mỹ đưa quân viễn chinh và quân các nước Đồng minh của Mỹ vào trực tiếp tham chiến, quân đội Sài Gòn đóng vai trò hỗ trợ quân Mỹ và thực hiện bình định. Đồng thời Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc nhằm làm suy yếu miền Bắc và ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với cách mạng miền Nam.

Thủ đoạn của Mỹ

+ Ngày 5/8/1964, sau khi dựng lên “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” Mỹ lấy cớ dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc.

+ Từ tháng 3/1965, đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” đưa quân viễn chinh Mỹ và quân các nước phụ thuộc Mỹ vào miền Nam.

Chủ trương của Đảng

+ Tháng 12/1965, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương khóa III đã phân tích một cách toàn diện chiến lược mới của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Hội nghị kết luận kết hợp đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, nhưng đấu tranh quân sự có tác dụng quyết định trực tiếp. Phương châm là đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

+ Hội nghị lần thứ 13 Ban chấp hành Trung ương khóa III quyết định mở mặt trận ngoại giao nhằm tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, bè bạn, mở ra cục diện vừa đánh, vừa đám phát huy sức mạnh tổng hợp để đánh Mỹ.

+ Phát huy thắng lợi đánh thắng hai cuộc phản công chiến lược của quân Mỹ và quân đội Sài Gòn, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14 đã thông qua Nghị quyết về “tổng công kích, tổng khởi nghĩa” của Bộ Chính trị.

- Kết quả, ý nghĩa

+ Trong giai đoạn 1965 - 1968, Đảng ta lãnh đạo nhân dân đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và đã giành những thắng lợi nhất định.

+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân là một đòn tiến công chiến lược bất ngờ đánh vào tận sào huyệt của kẻ thù. Thất bại này đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh và ngồi đàm phán với ta tại hội nghị Paris.

+ Tổng thống Mỹ Giôn Xơn ra tuyên bố: Ném bom hạn chế từ vĩ tuyến 20 trở ra Bắc và ngưng hoàn toàn việc ném bom miền Bắc từ ngày 1/11/1968; không ra tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ thứ hai; không chấp nhận yêu cầu đưa thêm quân Mỹ đến miền Nam Việt Nam.

4.2.2.4. Đảng lãnh đạo đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ( 1969 - 1975)

- Âm mưu của địch:

Ngày 20/1/1969 Nich xơn lên làm Tổng thống Mỹ đưa ra chiến lược chiến tranh mới “Việt Nam hóa chiến tranh” với các nội dung:

+ Từng bước rút quân chiến đấu Mỹ về nước, nỗ lực xây dựng quân đội và bộ máy chính quyền Việt Nam Cộng hòa để có thể thay thế quân Mỹ.

+ Dùng người Việt đánh người Việt.

+ Đẩy mạnh thực hiện chính sách bình định nông thôn, đánh vào hậu phương quốc tế của Việt Nam.

Thủ đoạn:

Mỹ tiến hành tăng cường viện trợ cho quân đội Sài Gòn, tiến hành các cuộc hành quân bình định và càn quét. Tìm cách mở rộng chiến tranh trên bán đảo Đông Dương.

Chủ trương của Đảng:

+ Tháng 1/1970, Hội nghị lần thứ 18 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa III đề ra nhiệm vụ: đẩy mạnh cuộc kháng chiến trên tất cả các mặt, vừa tấn công, vừa xây dựng lực lượng, giành thắng lợi từng bước đi đến giành thắng lợi quyết định, tạo điều kiện cơ bản để thực hiện một miền Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập tiến tới thống nhất nước nhà. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Sau Hội nghị lần thứ 18 Ban chấp hành Trung ương, Đảng đã chỉ đạo cách mạng miền Nam vượt qua nhiều khó khăn gian khổ, kiên trì và xây dựng lực lượng, tiến công địch trên cả 3 vùng chiến lược, đánh bại từng bước chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ trong những năm 1970-1971.

+ Đầu năm 1972, Hội nghị lần thứ 20 Ban chấp hành Trung ương khóa III đã đề ra nhiệm vụ cho toàn Đảng, toàn dân là với tinh thần kiên trì kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, phải động viên toàn lực, cố gắng vượt bậc, anh dũng tiến lên, đẩy mạnh cuộc kháng chiến, đoàn kết phối hợp chiến đấu chặt chẽ với quân dân

Lào, Campuchia đánh bại chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ, đánh bại học thuyết Nich xơn, giành thắng lợi to lớn hơn nữa cho sự nghiệp kháng chiến

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG ĐẦY ĐỦ NHẤT (Trang 34 - 39)