Khái niệm và cấu trúc HTCT của Việt Nam

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG ĐẦY ĐỦ NHẤT (Trang 56 - 57)

- Cuộc chiến tranh bảo vệ biêngiới phía phía Bắc củaTổ quốc:

7.1. Khái niệm và cấu trúc HTCT của Việt Nam

7.1.1. Khái niệm

- “HTCT là hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp (trong đó có cả những tổ chức do giai cấp thống trị lập nên và cả các tổ chức do giai cấp không thống trị lập nên), các đảng chính trị hợp pháp và nhà nước của giai cấp cầm quyền, cùng quan hệ qua lại trong sự tác động của các yếu tố đó để chi phối các quá trình kinh tế - xã hội đương thời, bảo đảm quyền lực và lợi ích của giai cấp cầm quyền”1. Khái niệm “hệ thống chính trị” được Đảng ta chính thức sử dụng từ Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa VI (3/1989) và sau đó được tiếp tục khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (6-1991) thông qua tại Đại hội VII của Đảng và tiếp tục nhấn mạnh trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đại hội Đảng XI năm 2011.

7.1.2. Cấu trúc

Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và 5 đoàn thể chính trị - xã hội (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam), và các mối quan hệ giữ các thành tố trong hệ thống.

- Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng là một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời là hạt nhân lãnh đạo của toàn bộ hệ thống chính trị.

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị Việt Nam. Nhà nước gồm các có các cơ quan trung ương như Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là một bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập

hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG ĐẦY ĐỦ NHẤT (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w