Tầm quan trọng

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG ĐẦY ĐỦ NHẤT (Trang 73 - 74)

- Cuộc chiến tranh bảo vệ biêngiới phía phía Bắc củaTổ quốc:

9.2.1.Tầm quan trọng

Khái niệm quốc phòng - an ninh

Quốc phòng - an ninh là công cuộc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể họat động đối nội và đối ngoại về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học...của nhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh toàn diện cân đối trong đó lực lượng quốc phòng - an ninh là nòng cốt, nhằm giữ vững hoà bình, ngăn chặn đẩy lùi chiến tranh và sẵn sàng đánh bại chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức và quy mô.

Vị trí, vai trò của quốc phòng - an ninh: Quốc phòng - an ninh là vấn đề hệ trọng của mọi quốc gia có chủ quyền.

- Lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc ta đã khẳng định: dựng nước phải đi đôi với giữ nước; xây dựng chủ nghĩa xã hội phải đi đôi với việc bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Đại hội lần thứ V (3-1982), Đảng ta đã xác định hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc; coi đây là nhiệm vụ chính của cách mạng Việt Nam.

- Đại hội XI của Đảng chỉ rõ xây dựng chủ nghĩa xã hội phải đi đôi với bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. - Sự mạnh yếu của quốc phòng - an ninh liên quan đến sự tồn vong của quốc gia, dân tộc, của chế độ xã hội.

- Nếu lực lượng quân sự mạnh, kinh tế phát triển bền vững, lòng dân luôn hướng về Đảng sẽ giữ vững được đất nước.

- Lực luợng an ninh hùng hậu sẽ làm cho pháp luật được thực thi nghiêm minh, từ đó giữ vững ổn định đất nước từ bên trong. Quốc phòng - an ninh suy yếu sẽ bị kẻ thù lợi dụng tấn công.

=> Đảng ta luôn khẳng định chủ trương phát triển kinh tế phải gắn với tăng cường quốc phòng - an ninh, đồng thời phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân bảo vệ tổ quốc.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG ĐẦY ĐỦ NHẤT (Trang 73 - 74)